image banner
Chuyên đề phương pháp huấn luyện nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng
MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐỆM BÓNG

MỤC LỤC

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                  Trang

 

1.     Lý do chọn đề tài:..........................................................................................02

2.     Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:...................................................................02

3.     Giới hạn đối tượng nghiên cứu:.......................................................................03

4.     Phương pháp nghiên cứu:...............................................................................03

5. Thời gian – địa điểm.......................................................................................03

 

 

B. NỘI DUNG:

Chương 1: Cơ sở lý luận.....................................................................................04

Chương 2: Thực trạng của học sinh đội tuyển.....................................................07

  Chương 3: Giải quyết vấn đề .............................................................................08

1. Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đập bóng             cho học sinh đội tuyển bóng chuyền ………………………………………………...09

2. Lựa chọn test để đánh giá hiệu quả kỹ thuật đập bóng cho học sinh trong đội tuyển……………………………………………………………….………..10

 

  C. KẾT LUẬN:

    1. Kết luận ........................................................................................................20

    2. Kiến nghị........................................................................................................21

3. Các tài liệu tham khảo..........................................................................................21

 

 

 

 

 

 

Họ và tên: Lương Thế Anh

Tổ: Giáo dục thể chất

Đề tài:

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT ĐỆM BÓNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi luyện tập giúp củng cố và nâng cao sức khoẻ, giáo dục cho con người những phẩm chất quý giá như tính tập thể tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm và những phẩm chất ý chí vững vàng tạo cho người tập có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bóng chuyền còn là môn thể thao có tính hấp dẫn cao dễ luyện tập thích hợp với mọi lứa tuổi có tác dụng hồi phục sức khoẻ giúp tinh thần thoải mái để học tập và lao động đạt hiệu quả tốt.

Phong trào luyện tập bóng chuyền trong học sinh trường các trường THPT nói chung và trường THPT chuyên Lào Cai nói riêng đang rất phát triển. Học sinh lớp bóng chuyền tham gia luyện tập rất hăng say kết quả luyện tập còn hạn chế. Việc vận dụng các kỹ thuật cơ bản như đệm bóng ở một số học sinh còn mắc những lỗi cơ bản như sai hình tay hoặc không phối hợp được với kỹ thuật di chuyển dẫn đến không thể sử dụng tốt trong luyện tập và thi đấu.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng  cho học sinh trong trường. Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phương pháp huấn luyện nâng cao hiệu quả kỹ thuật đệm bóng cho học trường THPT chuyên Lào Cai

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng kỹ thuật đệm bóng trong luyện tập và thi đấu cho học sinh trường THPT chuyên Lào Cai.

Đề tài này giải quyết nhiệm vụ: Hình thành động tác và nâng cao hiệu quả sử dụng kỹ thuật đệm bóng trong luyện tập và thi đấu cho học sinh trường THPT chuyên Lào Cai.

3. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:

20 Học sinh lớp 11 học bóng chuyền trường THPT Chuyên Lào Cai

4. Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu trên Tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau.

4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu khoa học:

Trong quá trình nghiên cứu Tôi đã đọc nghiên cứu, tham khảo tài liệu, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài.

4.2. Phương pháp quan sát sư phạm:

Tôi đã quan sát các buổi học, và luyện tập của các học sinh trong đội tuyển

4.3. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm:

Chúng Tôi kết hợp phiếu hỏi với phỏng vấn trực tiếp các thầy cô giáo bộ môn, đưa ra các câu hỏi với học sinh.

4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tôi đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của các bài tập ứng dụng.

5 .Thời gian địa điểm:

5.1 Thời gian:

Nghiên cứu từ tháng 10 năm 2019

5.2 Địa điểm:

Trường THPT Chuyên Lào Cai.

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.     Đặc điểm về kỹ thuật của môn bóng chuyền

      Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, kỹ thuật là phương tiện hàng đầu để tiến hành giải quyết các nhiệm vụ của thi đấu mà nhiệm vụ cụ thể là các hành động chiến thuật trong những tình huống diễn biến trên sân mà luật cho phép. Bóng chuyền là môn thể thao mang tính đối kháng cao do đó VĐV bóng chuyền cần nắm vững các kỹ thuật thi đấu cá nhân một cách điêu luyện và sử dụng chúng có hiệu quả trong quá trình thi đấu. Dưới góc độ chuyên môn, kỹ thuật bóng chuyền được hiểu là sự tổng hợp các biện pháp đã được lựa chọn để VĐV thực hiện một nhiệm vụ vận động đánh bóng có hiệu quả tốt nhất. Trong môn bóng chuyền, kỹ thuật được chia làm hai loại: Kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ. 

+ Kỹ thuật tấn công trong bóng chuyền gồm: Đập bóng, chuyên bóng, phát bóng

+ Kỹ thuật phòng thủ trong bóng chuyền bao gồm: chắn bóng, yểm hộ, đỡ phát và đỡ đập bóng. Căn cứ vào đặc điểm tính chất hoạt động trong quá trình thi đấu người ta phân chia chúng thành hai nhóm.

+ Nhóm các hoạt động di chuyển không bóng bao gồm: Tư thế chuẩn bị đi, chạy, nhảy. 

+ Nhóm các hoạt động với bóng bao gồm: Các kỹ thuật với bóng được các VĐV lựa chọn, ứng dụng trong quá trình thi đấu tùy thuộc vào những tình huống diễn biến của thi đấu để đạt hiệu quả cao nhất

          2.1 Cơ sở lý luận chung về phương pháp huấn luyện kỹ thuật.

          Những kỹ thuật của môn bóng chuyền là một hoạt động có tính chu kỳ, luôn thay đổi theo tình huống. Những kỹ thuật cơ bản xem ra có vẻ đơn giản nhưng không thể thực hiện hoàn thiện ngay từ những lần tập đầu tiên mà phải có những phương pháp để truyền thu kỹ thuật. Trong giảng dạy bóng chuyền có nhiều phương pháp song cần chú ý 3 phương pháp lớn đó là:

+ Phương pháp truyền thụ kiến thức:

- Trưyền thụ lý luận, kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật cơ bản, lý luận chiến thuật..

- Phương pháp giảng giải;

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp phân chia.

- Phương pháp hoàn chỉnh.

- Phương pháp đề phòng và sửa chữa sai lầm.

+ Phương pháp giáo dục.

- Phương pháp động viên thuyết phục: thông qua ngôn ngữ, động viên biểu dương.

- Phương pháp đánh giá: Sau các giờ lên lớp cần phải có đánh giá nhận xét, trong khi nhận xét cần chính xác và thể hiện thưởng phạt công minh.

+ Phương pháp tập luyện:

- Phương pháp lặp lại: lặp đi lặp lại trong cùng một giáo án, một chuỗi giáo án, một giai đoạn. Mục tiêu chính là hình thành động tác và hoàn thiện động tác ở mức kỹ năng kỹ xảo.

- Phương pháp lặp lại biến đổi: quá trình hoạt động kỹ thuật thể thao đòi hỏi kích thích - nâng cao - thích nghi rồi lại kích thích – nâng cao – thích nghi, quá trình diễn ra liên tục.

- Phương pháp tập luyện vòng tròn.

- Phương pháp trò chơi.

- Phương pháp thi đấu.

           Để huấn luyện tốt cần phải biết vận dụng khéo léo và hợp lý các các phương pháp với nhau để học sinh có thể nắm được và vận dụng được các kỹ thuật vào trong thi đấu để đạt kết quả thi đấu cao nhất.

              CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA HỌC SINH

Để đánh giá thực trạng mức độ nhận thức và khả năng thực hiện kỹ thuật đệm bóng của học sinh THPT Chuyên Lào Cai Tôi đã tiến hành phỏng vấn các học sinh trong đội tuyển bóng chuyền lớp 12 bằng các phiếu hỏi.

          Số phiếu phát ra 20, số phiếu thu về kết quả thu được thể hiện ở bảng 1:

STT

Nguyên nhận

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Tỷ lệ %

1

Thể lực chung yếu, phản xạ chậm.

16

80

2

Chưa nắm vững kỹ thuật cơ bản

18

90

3

Động tác di chuyến phối hợp chuyền bóng yếu.

14

70

4

Khả năng phán đoán bóng đến chưa chính xác.

10

50

5

Góc độ, hình tay đón đỡ bóng không hợp lý.

11

55

6

Phối hợp về cảm giác dùng sức đỡ bóng kém.

5

25

7

Kỹ thuật động tác chưa hoàn thiện.

16

80

8

Yếu tố tâm lý không ổn định.

9

45

9

Cảm giác không gian kém, xác định điểm rơi của bóng yếu.

7

35

          Qua kết quả trên ta thấy các mục 1,2,3,5,7 được đồng ý với tỷ lện cao.

Thông qua các quá trình giảng dạy và quan sát sư phạm các học sinh trong 2 lớp khối 11 và 12. Tôi đã thống kê được những nguyên nhân yếu kém khi đệm bóng của học sinh.

Bảng 2:

STT

Nguyên nhân

Số lượng SV

Số SV mắc phải

Tỷ lệ %

1

Do thể lực chung yếu, phản xạ chậm.

70

45

64%

2

Chưa nắm được kỹ thuật cơ bản.

70

40

57%

3

Động tác di chuyển đón đỡ bóng yếu.

70

42

60%

4

Chưa có khả năng phán đoán bóng chính xác.

70

30

42%

5

Góc độ, hình tay đỡ bóng không hợp lý.

70

46

66%

6

Phối hợp cảm giác dùng sức kém.

70

30

42%

7

Do kỹ thuật động tác chưa hoàn chỉnh.

70

36

51%

8

Yếu tố tâm lý không ổn định.

70

25

36%

9

Cảm giác không gian kém, chưa xác định được vị trí điểm rơi.

70

20

28%

          Qua kết quả bảng 2 cho thấy những mục 1,2,3,5,7 chiếm tỷ lệ cao nhất so với các mục khác.

          Dựa vào kết quả của phỏng vấn và quan sát sư phạm Tôi nhận thấy các mục 1,2,3,5 chiếm tỷ lện cao từ đó xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kỹ thuật đệm bóng đó là.

          + Thể lực chung còn yếu, phản xạ phối hợp vận động chậm.

          + Chưa nắm vững kỹ thuật cơ bản.

          + Động tác di chuyển đón đỡ bóng còn kém.

          + Góc độ hình tay đỡ bóng chưa hợp lý.

          + Phối hợp động tác chưa hoàn chỉnh.

Từ kết quả so sánh giữa 2 phương pháp trên chúng tôi thấy ở nội dung:

1, 3, 4, 5, 7 đều chiếm tỷ lệ cao. Xuất phát từ cơ sở lý luận chuyên môn và nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi xác định được 5 nội dung cơ bản có ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu, hình thành kỹ thuật đệm bóng (chuyền bóng thấp tay) của học sinh trường THPT Chuyên Lào Cai từ đó đưa ra các giải pháp để huấn luyện kỹ thuật đệm bóng cho học sinh trường THPT Chuyên Lào Cai.

CHƯƠNG III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

          2.2 Phương pháp huấn luyện kỹ thuật đệm bóng cho học sinh trường THPT chuyên Lào Cai.

          Dựa trên những cơ sở lý luận chung, chuyên môn và phương pháp giảng dạy bóng chuyền. Tôi lưa chọn các phương pháp để huấn luyện kỹ thuật đệm bóng cho học sinh.

          Xậy dựng khái niệm về kỹ thuật đệm bóng: Bằng phương pháp phân tích làm mẫu, kết hợp phân tích giảng giải để học sinh nắm được cách thức thực hiện kỹ thuật đệm bóng. Chia nhỏ kỹ thuật động tác từ tư thế chuẩn bị - hình tay tiếp xúc bóng - phối hợp tư thế thân người với hình tay khi tiếp xuc bóng.

·        Đưa ra các bài tập bổ trợ kỹ thuật: Đưa ra các bài tập bổ trợ kỹ thuật:

1.     Các tư thế chuẩn bị

2.     Tập hình tay khi tiếp xúc bóng

3.     Thực hiện mô phỏng kỹ thuật không bóng

4.     Thực hiện chạy rẻ quạt

5.     Nhảy dây nhanh

·        Các bài tập kỹ thuật động tác

1.     Đệm bóng được cố định tại chỗ

2.     Tập đệm bóng tung

3.     Tập tự tung tự đệm bóng nhiều lần

4.     Tập đệm bóng qua lại

5.     Tập đệm bóng phát

6.     Tập gõ thủ

7.     Tập đệm bóng đập

          Để xác định cơ sở thực tiễn và khách quan, khi đưa ra những bài tập tôi phỏng vấn kết hợp trao đổi trực tiếp với các giáo viên, huấn luyện viên bóng chuyền để lấy ý kiến đánh giá lựa chọn các bài tập để nâng cao hiệu quả chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (đệm bóng).

Số phiếu phát ra: 20 phiếu; thu vào: 20 phiếu.

Bảng 3:

Kết quả phỏng vấn các bài tập.

STT

Số người được hỏi ( 20 người)

Tên bài tập

 

BT bổ trợ

BT kỹ thuật

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

6

7

1

Số người đồng ý

5

19

16

6

6

20

19

10

19

15

15

5

2

Tỷ lệ %

25

95

80

30

30

100

95

50

95

75

75

25

          Qua kết quả phỏng vấn trên tôi nhận thấy các bài tập được các nhà chuyên môn quan tâm sử dụng nhiều hơn ở các phần trong giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật bóng chuyền đó là:

          Bài tập bổ trợ:

- BT1: Tập hình tay khi tiếp xúc bóng.

- BT2: Thực hiện mô phỏng kỹ thuật động tác không bóng

Bài tập kỹ thuật động tác:

- BT3: Tập đệm bóng được cố định tại chỗ

- BT4: Tập đệm bóng tung

- BT5: Tập đệm bóng qua lai

- BT6: Tập đệm bóng phát

- BT7: Tập đệm bóng gõ thủ

          Như vậy, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trên, chúng tôi nhận thấy cần lựa chọn những bài tập hợp lý được nhiều người quan tâm, sử dụng đã đưa vào qúa trình thực nghiệm cho học sinh học bóng chuyền để nâng cao hiệu quả chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (đệm bóng).

2.2.2 Phương pháp tập luyện cho nhóm thực nghiệm:

Trong quá trình giảng dạy vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ thực hiện 10 giáo án. Nội dung giảng dạy mang tính chất lồng ghép trong suốt quá trình thực hiện bài tập. Những giáo án kỹ thuật lúc đầu chúng tôi phân tích từng yêu cầu yếu lĩnh kỹ thuật động tác sau đó mới kết hợp thành những bài tập kỹ thuật nguyên vẹn để áp dụng cho nhóm thực nghiệm.

Đầu tiên chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ kỹ thuật sau phần khởi động chung và chuyên môn, nhằm tạo khả năng định hình kỹ thuật và những bước di chuyển hợp lý của người học. Nhằm khắc phục những sai lệch cơ bản về góc độ ra tay khi tiếp xúc bóng. Định hình được tính năng của đường bóng trong không gian. Đồng thời ổn định tính nhịp điệu động tác. Chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ với sự lặp lại liên tục để sinh viên ổn định động tác những đường bóng cơ bản khi thực hiện.

Để tránh sự nhàm chán trong tập luyện, chúng tôi thay đổi bài tập bằng cách ứng dụng các bài tập kỹ thuật vào buổi học trong các bài tập mà chúng tôi đưa ra với sự thay đổi hợp lý trong từng giáo án nhằm tăng cường tính hưng phấn cho học sinh. Trong 10 giáo án mà chúng tôi áp dụng cho 10 học sinh bóng chuyền 11 trường THPT Chuyên Lào Cai. Các bài tập kỹ thuật thực hiện trong 10 giáo án để giúp học sinh hoàn thiện kỹ thuật, thời gian còn lại chúng tôi cho áp dụng thi đấu để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và tạo hưng phấn trong tiết tập luyện. Đồng thời tìm ra những kinh nghiệm xử lý tình huống trong tập đấu.

Khi lên lớp chúng tôi đặc biệt chú trọng việc sửa đổi động tác sai cho học sinh đề ra yêu cầu cao trong việc hình thành những động tác nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong suốt quá trình ứng dụng bài tập cho nhóm thực nghiệm.

Tiến trình giảng dạy cho nhóm thực nghiệm

Tuần

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Thứ

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

TT giáo án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nội dung BT1

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung BT2

X

X

X

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung BT3

X

X

X

X

X

 

 

 

 

 

Nội dung BT4

 

 

X

X

X

X

X

X

 

 

Nội dung BT5

 

 

 

 

X

X

X

X

X

X

Nội dung BT6

 

 

 

 

X

X

X

X

X

X

Nội dung BT7

 

 

 

 

 

X

X

X

X

X

2.1.3 Đánh giá bài tập cho nhóm thực nghiệm.

Để đánh giá một cách chính xác và khách quan cho kết quả kiểm tra cuối cùng. Chúng tôi kiểm tra giai đoạn đầu. Thông qua số liệu thu được xử lý, đánh giá trình độ khả năng của từng nhóm học sinh. Sau đó chia thành 2 nhóm với trình độ tương đương nhau.

Nhóm A: là nhóm thực nghiệm gồm 10 Học sinh áp dụng bài tập được lựa chọn tiến hành lồng ghép giảng dạy.

Nhóm B: là nhóm đối chiếu gồm 10 Học sinh học tập theo chương trình quy định thuần túy, chơi bóng tự do.

+ Hình thức kiểm tra:

      Để có hiệu quả trong các bài tập đã lựa chọn trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn 20 học sinh lớp bóng chuyền 11 và chia làm 2 nhóm có trình độ về chuyên môn tương đương nhau:

·         Mỗi Học sinh thực hiện kỹ thuật động tác chuyền bước 1 từ ô số 1vào ô số 3: 10 quả.Tính số quả vào ô quy định mỗi quả được tính 1 điểm.

·         Mỗi sinh viên thực hiện kỹ thuật động tác chuyền bước 1 từ ô số 6 vào ô số 3: 10 quả. Tính số quả vào ô quy định mỗi quả vào ô được tính 1 điểm.

·         Bảng 5:

Kết quả kiểm tra ban đầu của 2 nhóm trước thực nghiệm (n = 20)

Thông số thống kê nội dung kiểm tra

Nhóm thực nghiệm A(n=10)

Nhóm đối chiếu B(n=10)

Đỡ bóng ô số 6 vào số 3

30 điểm

26 điểm

Đỡ bóng ô số 1 vào số 3

32 điểm

30 điểm

So sánh kết quả bảng trên ta thấy: Sự khác biệt giữa 2 nhóm trước khi áp dụng các phương pháp huấn luyện là tương đương nhau.

+ Tiến trình thực nghiệm.

          Tôi đã tiến hành thực nghiệm các bài tập ứng dụng cho 10 học sinh. Kết quả thực nghiệm sau 10 giáo án giảng dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập 2 nhóm để lấy số liệu và đánh giá kết quả của bài tập ứng dụng thực hiện trong 10 quả tôi thu được kết quả sau thực nghiệm bài tập ứng dụng.

Bảng 6: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm

Nội dung kiểm tra

Nhóm thực nghiệm A (n=10)

Nhóm đối chiếu B (n=10)

Đỡ bóng ô số 6 vào ô số 3

68 điểm

38 điểm

Đỡ bóng ô số 1 vào ô số 3

60 điểm

40 điểm

 

+ So sánh kết quả trên ta thấy:

Sau khi áp dụng các bài tập đã lựa chọn cho nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chiếu.

Thông qua kết quả ở bảng 5 và bảng 6 chúng tôi tính hiệu quả chung về giá trị trung bình của 2 nội dung nhóm A và B.

Bảng 7:

So sánh kết quả sau thực nghiệm.

(Giữa các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng)

n=20

Nhóm

Đỡ bóng từ ô số 6 vào ô số 3

Đỡ bóng từ ô số 1 vào ô số 3

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

A (n=10)

32 điểm

68 điểm

30 điểm

60 điểm

B (n=10)

30 điểm

38 điểm

26 điểm

40 điểm

Chênh lệch giữ 2 nhóm

2 điểm

30 điẻm

4 điểm

20 điểm

 

Kết luận thực nghiệm

          Việc đánh giá về thành tích và so sánh mức độ giữa 2 nhóm, ta thấy nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chiếu là do đã dựa vào giảng dạy các bài tập và các kỹ thuật chuyền bóng thấp tay hợp lý và có hiệu quả. Ngoài ra còn có các ảnh hưởng tác động đến quá trình tập luyện như nhu cầu tiếp thu, khả năng phối hợp vận động và thể lực. Nhưng nếu đầu tư nhiều thời gian chúng tôi tin chắc rằng kết quả sẽ thu được cao hơn.

3. Kết luận và kiến nghị:

3.1 Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, Tôi đã rút ra một số kết luận sau:

+ Đối với đội việc huấn luyện kỹ thuật đệm bóng cho học sinh thì việc xác định đúng những yếu điểm cơ bản và nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thực hiện kỹ thuật đó là cơ sở quan trọng để tìm ra các giải pháp nhằm huấn luyện và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện kỹ thuật đệm bóng.

+ Việc xác định đúng các bài tập và ứng dụng các bài tập đó vào trong giảng dạy và luyện tập có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giúp người tập xây dựng được khái niệm kỹ thuật đúng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong kỹ thuật đệm bóng.

3.2 Kiến nghị:

          Qua kết quả nghiên cứu mong các đồng chí Giáo viên Giáo dục thể chất tiếp tục đưa các bài tập vào trong quá trình giảng dạy để có thời gian đúc rút kinh nghiệm và khẳng định điệu quả của phương pháp huấn luyện.

          Về phía các trường THPT cần có sự nghiên cứu trang bị thêm các dụng cụ tập luyện các Giáo viên thường xuyên trao đổi kiến thức nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện.

          Do thời gian nghiên cứu có hạn, và là nghiên cứu bước đầu kinh nghiệm khả năng còn hạn chế nên tôi cũng mong nhận được sư cộng tác góp ý của các thầy cô để bổ sung cho nghiên cứu hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn!

C. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TT

Tên Sách

Tác giả

Nhà xuất bản

1

Sách bóng chuyền

Trường ĐHSP TDTT Hà Nội

TDTT

2

Lý luận chung về phương pháp TDTT

Phạm Danh Tốn

TDTT

3

SGV TD 10,11,12

Nhiều tác giả

 

GD

 

 

Người làm đề tài

 

 

Lương Thế Anh

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1