image banner
Phương pháp huấn luyện thi đấu võ Taekwondo cho học sinh trường THPT chuyên Lào Cai

Chuyên đề: Áp dụng biện pháp thi đấu nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện đội tuyển võ Taekwondo trường THPT chuyên Lào Cai.

1. Đặt vấn đề:

1.1 Lí do chọn chuyên đề:

- Thực hiện kế hoạch năm học của trường THPT chuyên Lào Cai năm học 2020-2021. Tổ Giáo dục thể chất xây dựng nội dung chương trình giáo dục môn Thể dục cho học sinh toàn trường trong đó có phân công giáo viên phụ trách các đội tuyển thể thao tham gia Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh Lào Cai lần thứ VIII năm 2020. Bản thân tôi được phân công giảng dạy và phụ trách đội tuyển Võ Taekwondo nhà trường. Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, tôi rút ra một số kinh nghiệm và chắt lọc trong chuyên đề này.

- Võ Taekwondo là môn thể thao Olympic, bắt nguồn từ Triều Tiên là môn thi đấu của Hội Khỏe Phù Đổng toàn quốc, được giảng dạy trong các nhà trường và thu hút rất nhiều học sinh tham gia tập luyện. Từ năm học 2014-2015, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo về đổi mới nội dung các môn học, các nhà trường tự chủ về nội dung chương trình. Trường THPT chuyên Lào Cai đã chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục của từng môn phù hợp với đặc thù bộ môn. Môn Giáo dục thể chất đã xây dựng chương trình giáo dục cho học sinh các khối lớp được đăng kí tự chọn học một trong năm môn chính đó là: Võ Taekwondo, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông và Đá cầu. Môn võ Taekwondo kết hợp giảng dạy cùng môn đẩy gậy và kéo co, đây là 2 môn có kỹ thuật gần tương ứng với môn võ.

- Điều lệ Hội khỏe Phù đổng tỉnh Lào Cai lần thứ VIII, năm 2020 có 12 môn thi đấu trong đó môn Võ Taekwondo thi đấu với 18 bộ huy chương (9 hạng cân nam, 9 hạng cân nữ). Để chuẩn bị cho đội tuyển môn Võ tham gia thi đấu, nhà trường đã tổ chức tuyển chọn học sinh có năng khiếu môn Võ thành đội tuyển và tiến hành tập luyện từ tháng 9 năm 2020.

- Giảng dạy, huấn luyện thi đấu võ Taekwondo là hoạt động truyền thụ của giáo viên nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản liên quan tới môn Võ. Quá trình này gồm 2 mặt: thứ nhất là huấn luyện về chuyên môn và thứ hai là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản liên quan, đặc biệt là nền tảng tinh thần võ đạo trong môn Võ. Hai mặt này phải được tiến hành đồng bộ và giáo viên phải vận dụng tất cả những phương pháp có được để giúp học sinh thu được hiệu quả tối đa. Do vậy tôi chọn đề tài Phương pháp huấn luyện thi đấu võ Taekwondo cho học sinh trường THPT chuyên Lào Cai.

1.2 Mục đích của sáng kiến:

1.2. Mục đích của chuyên đề

- Chuyên đề này nhằm mục đích cho bản thân tôi đánh giá lại quá trình huấn luyện, thấy những cách làm tốt, những bài tập hay, cách khắc phục khó khăn, vận dụng kiến thức chuyên môn cần phát huy để học sinh có năng lực và phẩm chất tốt nhất khi thi đấu, giành thành tích cao nhất cho bản thân và nhà trường. Đồng thời cũng tìm ra những điểm yếu, tồn tại của bản thân cần khắc phục khi huấn luyện.

-  Chuyên đề này cũng để đồng nghiệp nghiên cứu, góp ý và bổ xung về chuyên môn đẻ bản thân tôi hoàn thiện hơn.

- Tôi cũng mong muốn nhận được các phản biện của đồng nghiệp, các nhà chuyên môn để được hoàn thiện hơn và có khả năng áp dụng rộng lớn trong các nhà trường.

2. Tổng quan chuyên đề

2.1 Thông tin khái quát về những vấn đề cần nghiên cứu

- Phương pháp huấn luyện các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo léo.

- Phương pháp huấn luyện tâm lí: tấm lí khi tập luyện và tâm lí thi đấu.

- Phương pháp huấn luyện thi đấu.

2.2. Phạm vi và đối tượng của chuyên đề

- Phạm vi áp dụng chuyên đề: Giáo viên là huấn luyện viên huấn luyện các đội tuyển võ Taekwondo trong các nhà trường, đặc biệt các trường THPT.

- Giới hạn: Đội tuyển võ Taekwondo và học sinh học đại trà.

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tham gia đội tuyển võ Taekwondo trường THPT chuyên Lào Cai năm học 2019-2020.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu chuyên ngành thể dục thể thao: nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lí lứu tuổi học sinh THPT, phương pháp giáo dục thể chất cho học sinh THPT...

* Nhóm ph­­ương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phư­­ơng pháp điều tra: Điều tra học sinh tham gia đội tuyển về lịch sử bản thân, đặc biệt về các bệnh lí và chấn thương. Điều tra đối thủ: các đội tuyển võ các trường THPT trong toàn tỉnh.

- Nhóm phương pháp giảng dạy thể dục thể thao: dùng lời, trực quan, so sánh, thi đấu... Đặc biệt chú trọng phương pháp thị phạm, làm mẫu và so sánh để hcoj sinh có hứng thú tập luyện tốt hơn.

- Nhóm phương pháp đánh giá: Cho điểm, dùng lời...

- Ph­­ương pháp tổng kết kinh nghiệm GD: tổng hợp kết quả huấn luyện qua các giai đoạn và toàn bộ quá trình.

- Phư­­ơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Giao lưu thi đấu và lấy ý kiến huấn luyện viên, học sinh đội bạn để đánh giá học sinh.

- Phương pháp thống kê toán học: thống kê học sinh tham gia buổi tập, so sánh các buổi tập về thời gian, khoảng cách, tốc độ...

3. Thực trạng vấn đề:

     Thi đấu đối kháng Võ Taekwondo là môn thể thao chính thức Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và Quốc gia. Thành tích môn võ được xếp chung vào thành tính toàn đoàn. Tuy nhiên nội dung chương trình giảng dạy môn thể dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn không có nội dung Võ Taekwondo, do đó việc tuyển chọn Vận động viên cho đội tuyển Võ của các nhà trường chỉ căn cứ vào các cuộc thi trong nhà trường hoặc do học sinh tự đăng ký, do đó có thể không tuyển chọn được Vận động viên tốt nhất.

     Từ năm học 2014-2015, thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai về việc đởi mới nội dung chương trình giáo dục cho học sinh, trường THPT chuyên đã thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục môn thể dục, trong đó đã đưa môn Võ Taekwondo vào giảng dạy chính khóa.

      Sau 5 năm thực hiện nội dung chương trình thể dục mới do các thầy cô giáo treong tổ Giáo dục thể chất nhà trường xây dựng, việc thay dổi nội dung cũng có ảnh hưởng đến việc tìm tòi tài liệu chuyên môn về Võ Taekwondo, phương pháp  giảng dạy, huấn luyện cho học sinh; đồng thời cũng mang đến sự mới mẻ cho học sinh trong nhà trường, các em học sinh lớp 10 được chọn môn thể thao yêu thích để học tập và rèn luyện sức khỏe hàng ngày.

      Đưa môn Võ Taekwondo vào giảng dạy và huấn luyện, người giáo viên phải thay đổi phương pháp cho phù hợp vì đây là môn thể thao có tính chất đối kháng, cần phải rèn luyện các tố chất thể lực đảm bảo học sinh phát triển toàn diện. Sau hơn 4 tháng giảng dạy và huấn luyện, học sinh đội tuyển Võ nhà trường đã tích cực tập luyện và có những phát triển cá nhân đáng kể. Đội tuyển có sự kế thừa từ các học sinh lớp 12 và nhân tố mới lớp 10, các em say mê tập luyện và có thức vươn lên giành thành tích cao trong thi đấu. Các tố chất thể lực tốt hơn như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, kĩ chiến thuật và tâm lí thi đấu thay đổi rất nhiều đáp ứng được yêu cầu thi đấu đối kháng trong môn võ Taewondo.

4. Phần nội dung:

4.1 Cơ sở lí luận:

Giảng dạy và huấn luyện Taekwondo là hoạt động truyền thụ của Huấn luyện viên nhằm trang bị cho VĐV những kiến thức cơ bản liên quan đến môn Taekwondo. Quá trình này bao gồm 2 mặt: thứ nhất là giảng dạy huấn luyện vầ chuyên môn và thứ hai là trang bị cho sinh những kiến thức cơ bản có liên quan, đặc biệt là nền tảng tư tưởng và tinh thần của môn võ.

4.1.1 Các yêu cầu về công tác huấn luyện:

     Phải có lòng hăng say, nhiệt tình.

Phải có kế hoạch huấn luyện.

Phải tiến hành quá trình huấn luyện, giảng dạy một cách đồng bộ.

Luôn tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá.

4.1.2  Mục tiêu và mục đích của quá trình giảng dạy và huấn luyện:

Mục đích của quá trình giảng dạy và huấn  luyện là nhằm giúp các VĐV đạt tới một thành tựu cao nhất qua quá trình luyện tập, còn mục tiêu của quá trình này là những bước đi cụ thể giúp học sinh đạt tới mục đích đã đề ra.

4.1.3 Các nguyên tắc huấn luyện:

-         Nguyên tắc phát triển hài hòa.

-         Nguyên tắc tự giác tích cực.

-         Nguyên tắc đối đãi cá biệt.

-         Nguyên tắc huấn luyện tập thể.

-         Nguyên tắc phát triển toàn diện.

-         Nguyên tắc thường xuyên, liên tục, hệ thống.

-         Nguyên tắc trực quan.

-         Nguyên tắc sáng tạo.

-         Nguyễn tắc kiểm tra đánh giá.

4.1.4  Quá trình giảng dạy và huấn luyện:

a.     Huấn luyện viên (Thầy giáo):

Huấn luyện viên là yếu  tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình giảng dạy và huấn luyện Taekwondo. Trình độ, hình thức và phương pháp giangr dạy của huấn luyện viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các học sinh và quyết định kết quả của quá trình huấn luyện.

Sự hiểu biết của thầy giáo về các học sinh của mình có một ý nghĩa rất lớn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của quá trình huấn luyện, Vì vậy để có thể thu được hiệu quả cao thi thầy giáo nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ càng về các học sinh của mình như trình độ nhận thức, đặc điểm cá nhân, thể chất, tâm lý ... trong quá trình tập luyện.

b.     Quá trình giảng dạy, huấn luyện:

-         Trình tự tiến hành:

Tiến hành hợp lý, từ lý thuyết đến thực hành, đặc biệt là hệ tư tưởng và tinh thần của môn võ.

-         Nội dung giảng dạy và huấn luyện:

*Lý thuyết:

Lịch sử môn võ.

Tinh thần của môn võ.

Các phương pháp huấn luyện, nguyên tắc huấn luyện...

Kiến thức cơ bản liên quan đến môn võ Taekwondo.

Ngăn ngừa chấn thương và phương pháp sơ cứu.

Phương pháp tập luyện và tấm quan trọng của các bài tập khởi động...

*Về thực hành:

          -  Huấn luyện kỹ thuật cơ bản: đòn đấm, đòn đá, đòn đỡ, di chuyển, hệ thống bài quyền từ đai xanh tới đai đen một đẳng.

- Song đấu: đối luyện và song đấu tự do.

- Thi đấu đối kháng.

- Luyện tập các bài biểu diễn: quyền, song đấu, công phá...

4.1.5  Phương pháp giảng dạy kỹ thuật:

Nêu chính xác tên gọi kỹ thuật.

Mục đích sử dụng kỹ thuật.

Mục tiêu tấn công.

Điểm tiếp xúc mục tiêu của kỹ thuật.

Phương hướng di chuyển của kỹ thuật.

Yêu cầu: Những yêu cầu khi thực hiện kỹ thuật.

Cách thực hiện:

    Thị phạm lần 1: thị phạm nhanh.

    Thị phạm lần 2: Chậm có phân tích.

    Thị phạm lần 3: Nhanh, học sinh nắm được mấu chốt kỹ thuật.

    Tổ chức tập luyện: Theo hướng dẫn của giáo viên hoặc chia nhóm.

    Củng cố bài giảng kỹ thuật.

    Nêu điểm mấu chốt của kỹ thuật.

Những sai lầm dễ mắc và sửa sai.

4.1.6 Thực hiện kế hoạch giảng dạy và huấn luyện:

- Phần khởi động:

Xếp hành theo thứ tự tập luyện của mình.

Kiểm tra lại trang phục.

Tự xác định lại động cơ và thái độ tập luyện.

Lớp trưởng tập trung, báo cáo sỹ số.

Giáo viên nêu mục đích yêu cầu giờ học

Kiểm tra tình trạng sức khỏe học sinh.

Thực hiện bài tập khởi động.

Khuyến khích hứng thú và tinh thần tập luyện của học sinh.

-Phần cơ bản:

Nội dung chủ yếu là thực hiện các bài tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy giáo.

Phải đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tập luyện cho học sinh.

Phải tạo ra một mối quan hệ và phối hợp ăn ý giữa các học sinh.

Phải lường trước được những vấn đề cơ bản sẽ nảy sinh trong quá trình tập luyện.
Phải luôn quan sát và giám sát những thói quen và hoạt động của học sinh.

Phải thị phạm chính xác các kỹ thuật và sửa chữa các lỗi sai của các học sinh.

Phải thay đổi nội dung và hình thức tập luyện để phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tạo cảm hứng tập luyện cho học sinh.

-Phần kết thúc:

Đây là phần cuối cùng của buổi tập luyện bao gồm tổng kết những kỹ chiến thuật đã học trong phần trước, đồng thời đưa ra nhận xét và đánh giá chung kết quả buổi tập. Tinh thần, thái độ và kết quả đạt được của từng học sinh phải được đánh giá, những học sinh tốt nhất phải được tuyên dương.

Phần kết thúc bao gồm:

Bài tập thả lỏng, thư giãn.

Đánh giá chung về buổi tập.

Ngồi thiền.

Những thông báo và công bố cần thiết.

Xếp hàng, chỉnh đốn trang phục và thực hiện các nghi lễ cần thiết.

4.2 Các biện pháp thực hiện giải quyết vấn đề:

4.2.1 Đối với Giáo viên:

     Giáo viên là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình huấn luyện thi đấu Võ Taekwondo. Trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh và quyết định kết quả của quá trình huấn luyện.

     Sự hiểu biết của giáo viên về học sinh có một ý nghĩa to lớn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả huấn luyện. Vì vậy để có được kết quả cao, giáo viên phải tiến hành hỏi thăm từng học sinh, nắm bắt được tâm lí, sở thích, tính cách, trình độ nhận thức, đặc điểm cá nhân của từng em để trong suốt quá trình tập luyện.

      Giáo viên nghiên cứu học sinh theo 2 phương pháp:

- Phương pháp định lượng: Căn cứ vào các chỉ số như chiều cao, cân nặng, bệnh lí cơ thể, sức bật, sức mạnh cơ tay, sức mạnh cơ bụng... để đánh giá thể chất học sinh.

Dựa vào bảng sau để đánh giá học sinh đội tuyển và nhóm đối chứng (lớp Võ khối 11):

Đội tuyển Võ:

Stt

Khối lớp

Giới tính

Cao TB

Nặng TB

Bật xa tại chỗ (cm)

Chống đẩy (lần/phút)

Rút chân tại chỗ (lần/phút)

1

10 hs đội tuyển

Nữ

1m55-1m62

48,5kg

11m68

23

32

2

10 học sinh đội tuyển

Nam

1m65

52,4

2m20

31

38

Nhóm đối chứng (lớp võ khối 11):

Stt

Khối lớp

Giới tính

Cao TB

Nặng TB

Bật xa tại chỗ TB (cm)

Chống đẩy (lần/phút)

Rút chân tại chỗ TB (lần/phút)

1

15 hs lớp 11

Nữ

1m55-1m62

46,7kg

1m54

12

23

2

13 học lớp 11

Nam

1m65

54,6kg

1m98

21

29

 

- Phương pháp nghiên cứu về động cơ cá nhân của học sinh: dùng câu hỏi:

Em thích học Võ Taekwondo không? Môn Võ giúp ích gì cho em trong học tập và cuộc sống? Em tập môn Võ vào lúc nào?...

Đội tuyển võ:

Stt

Khối lớp

Giới tính

Em thích học Võ không?

Môn Võ có tốt cho em không?

Em tập môn Võ vào lúc nào?...

1

10 học sinh đội tuyển

Nữ

Có: 10

Không: 0

Có: 10

Không: 0

Sáng: 3; Chiều: 7; Tối: 0; lúc nhà rỗi: 10

2

10 học sinh đội tuyển

Nam

Có: 10

Không: 0

Có: 10

Không: 0

Sáng: 7; Chiều: 9; Tối: 0; lúc nhà rỗi: 10

Nhóm đối chứng:

Stt

Khối lớp

Giới tính

Em thích học Võ không?

Môn Võ có tốt cho em không?

Em tập môn Võ vào lúc nào?...

1

15 học sinh lớp 11 Võ

Nữ

Có: 11

Không: 2

Có: 15

Không: 0

Sáng: 3; Chiều: 7; Tối: 3; lúc nhà rỗi: 2

2

13 học sinh lớp 11 Võ

Nam

Có: 12

Không: 1

Có: 13

Không: 0

Sáng: 8; Chiều: 11; Tối: 1; lúc nhà rỗi: 2

 

Căn cứ vào bảng thăm dò trên, tôi nhận thấy học sinh yêu thích môn Võ và có ý thưc tập luyện hàng ngày.tuy  nhiên, các em trong đội tuyển Võ có ý thức và đam mê tập luyện nhiều hơn, có cố gắng hơn ngoài giờ huấn luyện ở trường, các em còn tranh thủ tập thêm ở nhà và lúc nhàn rỗi.

4.2.2 Quá trình huấn luyện đội tuyển võ trường THPT chuyên Lào Cai tham gia HKPĐ tỉnh lần thứ VIII năm 2020:

         Quá trình huấn luyện là việc thực hiện các kế hoạch huấn luyện đề ra nhằm giúp các học sinh nâng cao trình độ nhận thức và đạt tới sự phát triển cao độ nhất về thể chất và tinh thần, sẵn sàng thi đấu gành thành tích cao nhất. Quá trình này nhất thiết phải bao gồm ba giai đoạn là: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá.

      - Trình tự tiến hành: Căn cứ theo kế hoạch tập luyện hàng tuần đã được lãnh đọa nhà trường phê duyệt: đó là tập luyện từ 16h45 đến 18h00 các buổi chiều thứ 3, 5, 7 hàng tuần ( trừ ngày lễ).

      - Nội dung giảng dạy:

+ Về lí thuyết: Lịch sử hình thành và phát triển môn Võ Taekwondo. Các giải thể thao và hạng cân thi đấu.

+ Các kỹ chiến thuật cơ bản trong môn Võ Taekwondo như tấn công bằng đòn chân, tấn công bằng đòn tay, kỹ thuật phòng thủ...

+ Các kiến thức cơ bản liên quan đến môn Võ Taekwondo: y sinh, giải phẫu, tâm lí...

+ Thi đấu đối kháng với các bạn trong lớp hoặc giao lưu với trường bạn.

4.2.3 Phương pháp huấn luyện môn Võ Taekwondo:

Căn cứ cơ sở lý thuyết nêu ở trên và thực tế huấn luyện cho đội tuyển Võ trường THPT chuyên,tôi đã rút ra phương pháp huấn luyện như sau:

- Nêu chính xác tên gọi của kỹ thuật.

- Mục đích sử dụng của kĩ thuật.

- Mục tiêu tấn công.

- Phương hướng thực hiện kĩ thuật.

- Yêu cầu: Những yêu cầu cần phải thực hiện khi thực hiện kĩ thuật.

- Cách thực hiện: Mỗi kĩ thuật giáo viên phải thị phạm từ 3 lần trở lên.

+ Thị phạm lần 1: Giáo viên thị phạm nhanh giúp học sinh hình dung một cách khái quát kĩ thuật cần thực hiện.

+ Thị phạm lần 2: Giáo viên thị phạm với tốc độ chậm và chia thành từng bước nhỏ, giúp học sinh hiểu và nắm được cách thực hiện kĩ thuật.

+ Thị phạm lần 3: Giáo viên thị phạm với tốc độ nhanh, giúp cho học sinh hình dung được toàn bộ kĩ thuật sau khi đã được hệ thống. Học sinh nhất thiết phải nắm được điểm mấu chốt và tinh thần của kĩ thuật.

- Tổ chức thực hiện;

+ Tập luyện theo sự hướng dẫn và nhịp hô của giáo viên.

+ Chia thành từng nhóm nhỏ để tập luyện.

- Củng cố bài giảng kĩ thuật:

+ Giáo viên cần nêu được và nhấn mạnh các điểm cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật.

+ Những sai lầm thường mắc phải và cách sửa chữa những sai lầm đó.

4.2.4 Kết quả áp dụng phương pháp huấn luyện môn Võ Taekwondo:

Đội tuyển võ Taekwondo tham gia HKPĐ năm 2020 và nhóm đối chứng là 28 học sinh lớp 11 Võ:

Danh sách đội tuyển:

Stt

Họ và tên

Lớp

Năm sinh

Giới tính

Nữ

Nam

1

Nguyễn Thị Hà Thu

10A1

2004

x

 

2

Đào Thu Hiền

10A1

2004

x

 

3

Nguyễn Huyền My

10A

2004

x

 

4

Nguyễn Thúy Quỳnh

10Tr

2004

x

 

5

Nguyễn Thị Phương Thảo

12SĐ

2002

x

 

6

Tàn Lan Anh

11SĐ

2003

x

 

7

Ly Thó Gơ

10Tr

2004

x

 

8

Nguyễn Thu Hiền

10Tr

2004

x

 

9

Nguyễn Tuệ Khanh

10A1

2004

x

 

10

Lù Chín trình

12 H

2002

 

x

11

Nguyễn Quý Trọng

10H

2004

 

x

12

Phạm Trung Kiên

10L

2004

 

x

13

Hà Hoàng Anh

10S

2004

 

x

14

Phạm Thanh Tùng

12S

2002

 

x

15

Vũ Sơn Tùng

11L

2003

 

x

16

Phạm Thế Duy

11L

2003

 

x

17

Trần Trung Phong

11L

2003

 

x

18

Nguyễn Xuân Bách

11L

2003

 

x

19

Dương Việt Anh

10S

2004

 

x

20

Trịnh Minh Hiếu

`10S

2004

 

x

 

Bài tập kỹ thuật đòn chân và tay:

Kĩ thuật 1: kỹ thuật di chuyển: liên tục bật nhảy bằng nửa bàn chân trước thời gian 2 phút.

Kết quả thực hiện:

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

18

2

Nhóm đối chứng

15

13

 

Kĩ thuật 2: Đá vòng cầu với đích cao ngang mặt:

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

20

0

Nhóm đối chứng

18

10

 

Kĩ thuật 3: Phối hợp đá tống trươc thấp ngang bụng, đá vòng cầu ngang vai:    

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

17

3

Nhóm đối chứng

11

17

Kỹ thuật 4: Đá lướt chân trước, giật lùi đá vòng cầu:

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

18

2

Nhóm đối chứng

9

19

Kỹ thuật 5: Áp sát đấm trung đẳng vào ngực đối phương ( có mặc giáp đấu)

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

12

8

Nhóm đối chứng

4

24

 

Bài tập tâm lý:

Bài tập 1: Thi đấu với đối thủ có thể hình cao to hơn (có mặc giáp):

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

20

0

Nhóm đối chứng

10

18

Bài tập 2: Thi đấu trước đám đông cổ vũ ( tất cả học sinh hò hét, cổ vũ cho các bạn thi đấu đối kháng):

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

20

0

Nhóm đối chứng

13

15

 

Bài tập phát triển sức bền:

Bài tập 1: Chạy bền kết hợp biến tốc 30 phút:

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

17

3

Nhóm đối chứng

5

23

Bài tập 2: Đi vịt 10m kết hợp đá lăng trước 10 lần:

Lớp

Đạt

Chưa đạt

Đội tuyển Võ

17

3

Nhóm đối chứng

12

16

     

4.3 Hiệu quả của sáng kiến:

Áp dụng phương pháp huấn luyện môn Võ Taekwondo trên đối với đội tuyển Võ của nhà trường và nhóm đối chứng 28 học sinh lớp võ khối 11 trường THPT chuyên Lào Cai, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy tính tích cực, tự giác tập luyện. Các tố chất sức mạnh, bền, nhanh và khéo léo của học sinh đã được nâng lên. Học sinh có hứng thú với môn học và có ý thức tự rèn luyện thân thể trong và ngoài giờ học thể dục.

Kết quả sau hơn 3 tháng huấn luyện, nhà trường tuyển chọn được đội tuyển Võ 20 học sinh (2 học sinh dự bị) có đủ năng lực thi đấu tham gia Hội Khỏe Phù Đổng tỉnh Lào Cai lần thứ VIII năm 2020. Kết quả thi đấu đạt 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 6 Huy chương đồng.

 

5. Kết luận:

          Kế thừa và phát  huy kết quả đạt được sau các kì HKPĐ cấp tỉnh lần thứ VI, VII. Bằng việc áp dụng thực tế giảng dạy và huấn luyện môn Võ Taekwondo cho học sinh trường THPT chuyên Lào Cai, tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp giảng dạy và huấn luyện môn Võ Taekwondo như trên có tác dụng tốt đối với giáo viên và học sinh.

        Nắm được phương pháp giảng dạy và huấn luyện giúp người giáo viên chủ động trong giờ lên lớp, theo dõi sát sao từng học sinh, có biện pháp cho từng học sinh học tập rèn luyện để đạt được mục đích đề ra. Người giáo viên có kế hoạch lên lớp chi tiết, tỉ mỉ; huấn luyện học sinh chu đáo, cẩn thận, phù hợp lứa tuổi, tâm sinh lí và có cách đánh giá được chính xác sự tiến bộ của từng học sinh.

        Áp dụng phương pháp trên trong giảng dạy và huấn luyện môn Võ Taekwondo, học sinh phát huy hết năng lực của mình, chủ động tích cực tiếp thu kiến thức kĩ thuật, biết áp dụng trong tập luyện hàng ngày, góp phần vào nâng cao thể chất và trí tuệ của học sinh.

     Trên đây là ý kiến của tôi về phương pháp giảng dạy và huấn luyện đội tuyển môn Võ Taekwondo, rất mong nhận được góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng nghiệp, các cấp quản lí, để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn !                                           

                                                           Lào Cai, ngày 20 tháng 3 năm 2021                                                        

       Người viết

 

 

                                                                             Chu Thanh Hà     

 

 

Chu Thanh Hà
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1