1.Phân loại
Bộ (ordo): Rosales
Họ (familia): Rosaceae
Chi (genus): Prunus
Loài (species): Prunus persica
2.Đặc điểm
Đào là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm.
Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch.
Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
Hoa đào là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 5-10m. Thân cây cao, phân nhánh nhiều từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, xù xì, những cây trồng lâu năm có gốc khá lớn.Đây là loại cây rụng lá theo mùa, lá cây có hình mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm. Hoa nở vào đâu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra lá trở lại.
Hoa đào có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3cm có màu hồng đậm, hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.
Cây hoa đào cũng có quả, loại cây chỉ chơi hoa làm cảnh thì hoa khá đẹp, to, màu sắc sặc sỡ nhưng quả nhỏ, ăn có vị đắng chát, còn cây trồng ra quả thìa ngược lại, quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon, phía bên ngoài vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.
3.Ứng dụng
Cây đào có tác dụng lớn nhất là để làm cây trang trí, vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào là chưa có tết, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc, đoàn viên. Nó còn giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng. Vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho những người con gái phương bắc luôn e lệ, dịu dàng mà kiều diễm.
Bên cạnh đó trong đông y, cây hoa đào còn được sử dụng như một cây thuốc trị nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu.
Cụ thể: rễ đào dùng để chữa sưng đau hay có thể sắc làm nước uống chữa viêm gan vàng da, còn nhựa thân cây đào chữa kiết lỵ, đái tháo đường, cành đào thì sắc lên chữa được bệnh sốt rét, lá đào chữa viêm âm đạo, đun nước tắm chữa ngứa, ghẻ. Hoa đào có tác dụng hạ khí, lợi tiểu…

Hoa Đào
Quả Đào