1. Phân loại
Bộ (ordo): Ericales
Họ (familia): Lecythidaceae
Chi (genus): Barringtonia
Loài (species): Barringtonia acutangula
2. Đặc điểm
Lộc vừng là thuộc loài thân gỗ, rễ khá to, xù xì, nổi những đường ngoằn ngoèo. Đường kính thân lớn, trung bình 30 – 40 cm ở cây trưởng thành. Với những cây lộc vừng cổ thụ có tuổi đời cao, thân cây to bằng một vòng ôm của người lớn.
Điểm đặc biệt thu hút ở lộc vừng là cành lá cây xum xuê. Lá cây hình bầu dục, màu xanh thẫm đẹp mắt, đường gân lá rõ ràng.
Hoa lộc vừng nở rộ thành chùm dài, màu đỏ tươi. Điểm xuyến thêm một vài sợi rua màu vàng hệt như những chuỗi ngọc ruby đỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời thật thích mắt. Chính vì màu lá và sắc hoa rực rỡ này mà lộc vừng trở nên nổi bật giữa muôn vàn các loại cây hoa khác trên đường phố. Các loại cây lộc vừng được biết đến như lộc vừng lá to, lá nhỏ, hoa trắng, … mỗi loại đều có nét đẹp riêng,
3. Ứng dụng
Trong phong thủy, lộc vừng rất giàu ý nghĩa, cây nhiều cành nhánh, dễ sửa, dễ uốn, bộ rễ đẹp nên được các nghệ nhân lựa chọn làm cây bonsai, cây thế trưng ở cơ quan, công sở, văn phòng….rất đẹp mắt và sang trọng.
Cũng bởi hình dáng đẹp và giàu ý nghĩa nên cây lộc vừng được lựa chọn làm quà tặng nhân dịp tân gia, thăng chức, lễ tết, sinh nhật…
Cây lộc vừng có tán rộng, cho hoa đẹp nên thường được trồng làm cây cảnh quan sân vườn, cây bóng mát, khu đô thị, bệnh viện, trường học, công viên…dùng như một loại rau đặc sản để nấu canh chua và ăn sống. Tuy nhiên trong lá lộc vừng có chứa chất Saponins rất độc nên người Châu Âu sợ loại lá này. Vì thế cần thận trọng khi sử dụng.
Cây lộc vừng với tán lá dầy và rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, quả lộc vừng được đâm nát dùng làm bả độc diệt cá khiến cá dễ bắt.
Các bộ phận của cây lộc vừng thường dùng làm thuốc chữa bệnh:
+ Rễ lộc vừng có vị đắng, thơm, mát, để bào chế các loại thảo dược để trị sởi.
+ Quả lộc vừng trị hen suyễn và ho. Quả xanh để ép nước, bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng.
+ Hạt lộc vừng được giã nhuyễn, trộn với dầu và bột, để trị tiêu chảy, các bệnh mắt, trị đau bụng…
+ Vỏ lộc vừng chứa nhiều tannin – như các loại trà để chữa đau bụng, tiêu chảy từng cơn.
+ Trong Tây Y, các hoạt chất từ quả và rễ cây lộc vừng có tác dụng: sản xuất thuốc kháng sinh, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày, giảm đau, kháng nấm.
Hoa Lộc vừng
Quả Lộc vừng