image banner
CÂY PHƯỢNG VĨ

1. Phân loại

Bộ (ordo): Fabales

Họ (familia): Fabaceae

Chi (genus): Delonix

Loài (species): Delonix regia

2. Đặc điểm

Là cây gỗ lớn, cao 10-20m, với vỏ thân màu trắng xám, nhẵn. Phân nhánh nhiều, mọc nghiêng nên tán mở rộng và dày.

Lá kép hình lông chim 2 lần với 20 đôi lá phụ. Mỗi lá dài từ 30-50cm, có từ 20-40 lá chét hình lông chim lớn với 20 đôi lá chét phụ. Có màu lục nhạt rụng thưa vào mùa khô từ tháng 1-3 hàng năm.

Cây phượng vĩ thường ra hoa từng cụm, mỗi cụm hoa lớn dài khoảng 20-50cm, rộng, thưa. Hoa có màu đỏ tươi với cánh tràng có cuống dài, phiến rộng, viền nhăn nheo có các vạch đốm màu trắng. Nhị có bao phấn cong màu đỏ. Sau khi hoa tàn bắt đầu tạo quả.

Quả rất dài khoảng gần 1m, rộng 5-7cm, hình dẹt, là loại quả đậu, khi non quả có màu xanh, khi già chuyển qua màu nâu xám, hạt bên trong ăn rất bùi và ngon.Là loại cây ưa sáng, phù hợp với đất giàu dinh dưỡng, ẩm nhưng phải thoát nước tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó cây vẫn chịu được các điều kiện khô hạn, đất mặn. Cành cây rất giòn, dễ gãy khi bị sâu đục phía trong thân.

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi địa hình như ven biển, đồi núi, trung du…rất dễ trồng nhưng tuổi thọ không cao. Trồng ở đường phố chỉ khoảng 30 năm tuổi là già cỗi, có dấu hiệu sâu bệnh, nấm tấn công, thân bắt đầu mục rỗng. Còn trồng ở công viên với trường học, diện tích đất rộng, rễ phát triển tốt hơn, nên tuổi thọ kéo dài tới 40-50 năm tuổi.

3. Ứng dụng

Phượng vĩ dễ trồng, không kén đất, phát triển nhanh thường được trồng làm cây cảnh. Cây bóng mát trên các vỉa hè, trường học, đường phố, công viên, ….

Là cây lâu năm, có tán lá rộng, xanh tốt, hoa đẹp giúp điều hòa không khí. Cải thiện những ô nhiễm, ngăn chặn bụi cho các khu dân cư. Bên cạnh đó còn tạo cảnh quan đẹp cho khu dân cư.

Nhắc đến phượng vĩ là kỷ niệm gắn liền với tuổi học trò, là nỗi nhớ, niềm thương, chia ly, nhớ nhung. Mùa hoa phượng nở trùng với thời điểm thi kết thúc học kỳ của tụi học trò, với câu thơ: “Mùa hè – Mùa phượng – Mùa thi – Mùa chia ly”. Những ai trải qua thời học trò, thì đều có cảm giác bồi hồi, bịn rịn. Không muốn xa trường, xa thầy cô, bè bạn.

Rễ và vỏ thân được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ thân sắc lấy nuốc uống trị đầy bụng, đầy hơi, sốt rét, tê thấp, giảm huyết áp.

Hoa được tinh chế làm dầu thơm dùng để xoa bóp, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, những cô cậu học trò tranh thủ nhặt nhạnh những cánh hoa phượng thật đẹp để xếp thành những chú bướm vào những trang vở trắng. Để lưu những kỷ niệm tuổi học trò hay làm quà tặng cho nhau khi rời ghế nhà trường.

Quả phượng vĩ là loại quả đậu, có màu nâu sẫm, dài tới 1m, rộng 5-7cm, dẹt. Khi khô sẽ được thiết kế làm bộ gõ âm nhạc. Ở khu vực Caribe, quả phượng vĩ được dùng làm bộ gõ âm nhạc với tên Shak-Shak hay Maraca. Tuổi học trò còn lấy quả phượng đó, rồi tách nó ra lấy hạt bên trong ăn, hạt của nó ăn rất bùi và ngon.

Thân cây phượng còn được dùng làm gỗ, dùng trong ngành nội thất, xây dựng như: đóng ván, làm bàn ghế….. ngoài ra còn dùng làm củi trong nấu ăn.

Không chỉ là cây cho bóng mát vỉa hè, cây phượng còn được các nghệ nhân uốn, cắt tỉa. Tạo dáng thành những chậu bonsai khá bắt mắt. Một nghề vừa có thu nhập vừa mang nhiều giá trị nghệ thuật. 

Hoa Phượng vĩ

Cây Phượng vĩ

 

Ngô Thanh Xuân
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1