1. Phân loại
Bộ (ordo): Sapindales
Họ (familia): Anacardiaceae
Chi (genus): Dracontomelon
Loài (species): Dracontomelon duperreanum
2.Đặc điểm
Sấu là cây thân gỗ, lâu năm, thân to, chiều cao có thể lên đến 30 m. Cây thường xanh, cành cây nhỏ có lông nhung mào tro bọc bọc bên ngoài cành.
Lá sấu mọc kép hoặc mọc kép hình lông chim có thể dài đến 30 – 45 cm. Mỗi lá có thể mang 11 – 17 chét lá mọc so le. Phiến lá có hình trái xoan, đầu lá ngọn, to dần về phía gốc, gốc lá tròn. Mỗi lá nhỏ rộng khoảng 2.5 – 4 cm, dài khoảng 6 – 10 cm. Lá dai, nhẵn, bên dưới có nhiều gân, gân nổi rõ ràng.
Cụm hoa Sấu thường mọc ở ngọn ở gần ngọn. Hoa nhỏ giống hoa sim, màu xanh trắng, có lông mềm bao bọc.
Quả sấu hình cầu, hơi dẹt, đường kính khoảng 2 cm. Khi chín, Sâu có màu vàng sẫm, bên trong có 1 hạt.Thời gian ra hoa là vào mùa xuân và mùa hè. Ra quả vào mùa hè thu.
Sấu hoang thường mọc ở vùng rừng nửa rụng lá, ở nơi có đất đỏ hoặc có độ cao trung bình từ 200 – 600 m. Sấu hoang thường phân bố ở Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, vùng đồng bằng ven biển và cao nguyên ở Trung Bộ.Sấu cũng thường được trồng ở nhiều nơi tại miền Bắc. Cây thường được trồng ở nơi có đất cát pha để lấy bóng mát và thu hoạch quả.Sấu ít gặp ở vùng thượng du Nam bộ.
Trong mỗi quả Sấu chín có chứa khoảng 80% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% Protid, 2.7% Cellulose, 0.8% tro, 100mg% Calcium, 44mg% Phosphor, 8.2% Glucid, 3mg% Vitamin C và một lượng sắt vừa đủ.
3.Ứng dụng
Sấu thường được dùng để chữa:Bệnh ho; Nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng; Nôn, nghén, khó chịu, bồn chồn ở phụ nữ có thai; Tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa; Chữa say rượu; Mụn nhọt, bệnh ghẻ, lở ngứa; Quả sấu thường được dùng ngâm nước siro dùng cho giải khát hay nấu canh chua.
Hoa Sấu
Quả Sấu