image banner
CÂYSỨ SA MẠC

Tên gọi khác: Sứ Thái Lan

1. Phân loại

Bộ (ordo): Gentianales

Họ (familia): Apocynaceae

Chi (genus): Adenium

Loài (species): Adenium obesum

2. Đặc điểm

Sứ sa mạc hay sứ Thái Lan  chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của miền đông và miền nam châu Phi cũng như bán đảo Ả Rập.

Đây là một loại cây bụi thân mọng, thường xanh, cao tới 1–3 m, phần gốc cây phình to. Lá mọc thành vòng xoắn, chụm lại thành cụm ở phía trên của ngọn cây, các lá đơn mép nhẵn, cấu trúc bóng như da, dài 5–15 cm và rộng 1–8 cm. Các hoa hình ống, dài 2–5 cm, với đường kính ngoài của phần trên khoảng 4–6 cm, có 5 cánh, tương tự như ở các chi có quan hệ họ hàng gần như chi Sứ trắng (Plumeria - Chi Đại) và chi Trúc đào (Nerium). Hoa màu đỏ hay hồng, thường là có các mảng màu trắng ở phía trên ống hoa.

Sứ sa mạc là một loại cây trồng trong nhà phổ biến tại khu vực ôn đới. Chúng cần nhiều nắng và nhiệt độ tối thiểu về mùa đông là 10 °C. Chúng phát triển mạnh trong chế độ tưới ít nước, giống như các loài xương rồng. Nói chung chúng được nhân giống bằng hạt.

3. Công dụng

Cây Sứ sa mạc có khoảng 30 glycosid độc với tim, có tác dụng tương tự nhưu digitalin. Ở liều thấp dùng trị loạn nhịp tim; liều cao thì gây rối loạn tâm thu và chết. Một vài glycosid tim của cây này như oleandrigenin, honghelosid A, C, 16 –acetylstrospesid, honghelin, somalin… Oleandrigenin và một số glycosid dẫn xuất của nó có tác dụng độc với tế bào. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu và coi đó là các chất có tiềm năng để phát triển thuốc chữa tim và chống ung thư.

Sứ sa mạc là một cây thuốc của người dân châu Phi. Ở Sahel (khu vực Nam sa mạc Sahara), nước sắc từ rễ cây này, hoặc kết hợp với các cây khác, dùng chữa các bệnh truyền qua đường sinh dục. Nước chiết từ rễ hoặc vỏ dùng để tắm, chữa bệnh ngoài da và diệt chấy rận. Nhựa mủ dùng chữa sâu răng sát trùng vết thương. Vỏ nhai làm sẩy thai. Tuy vậy, nhưng Sứ sa mạc lại là một cây rất độc. Ở nhiều vùng của châu Phi như Senegal, Nigeria, Cameroon… dùng dịch ép của rễ, hoặc nhựa mủ của cây này để tẩm tên độc dùng săn bắn. Con vật trúng tên độc bị chết rất nhanh.

Cũng như cây Trúc đào và Thông thiên, cần thông báo cho mọi người biết Sứ sa mạc là cây độc để tránh, và không nên trồng cây này ở gần giếng nước, ao cá, vì hoa và cành lá rụng xuống có thể làm nhiễm độc nguồn nước. Ở Việt Nam, cây này chưa được nghiên cứu để sử dụng, vì vậy người dân không nên tự ý dùng làm thuốc. 

Cây Sứ Sa Mạc

Ngô Thanh Xuân
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1