image banner
Chuyên đền: Các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện võ Taekwondo cho học sinh THPT - HK II năm học 2019-2020

Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn:

Các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện võ Taekwondo cho học sinh THPT

1.     Khái niệm:

Giảng dạy và huấn luyện Taekwondo là hoạt động truyền thụ của Huấn luyện viên nhằm trang bị cho VĐV những kiến thức cơ bản liên quan đến môn Taekwondo. Quá trình này bao gồm 2 mặt: thứ nhất là giảng dạy huấn luyện vầ chuyên môn và thứ hai là trang bị cho sinh những kiến thức cơ bản có liên quan, đặc biệt là nền tảng tư tưởng và tinh thần của môn võ.

Để đạt được kết quả như trên, người thày giáo phải hiểu biết và nắm chắc nhiều kiến thức và nội dung liên quan đến giảng dạy và huấn luyện, trong đó có các nguyên tắc để phát huy tốt nhất tố chất của học sinh. Trong chuyên đề này, tôi làm rõ các nguyên tắc huấn luyện đã được tôi áp dụng và có hiệu quả trong công tác giảng dạy và huấn luyện đội tuyển võ Taekwondo nhà trường trong các năm học vừa qua.

1.     Các yêu cầu về công tác huấn luyện:

-         Phải có lòng hăng say, nhiệt tình.

-         Phải có kế hoạch huấn luyện.

-         Phải tiến hành quá trình huấn luyện, giảng dạy một cách đồng bộ.

-         Luôn tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá.

2.     Mục tiêu và mục đích của quá trình giảng dạy và huấn luyện:

Mục đích của quá trình giảng dạy và huấn  luyện là nhằm giúp các VĐV đạt tới một thành tựu cao nhất qua quá trình luyện tập, còn mục tiêu của quá trình này là những bước đi cụ thể giúp học sinh đạt tới mục đích đã đề ra.

3.     Các nguyên tắc huấn luyện ( nội dung chính của chuyên đề):

3.1 Nguyên tắc phát triển hài hòa.

Trên thực tế trong quá trình huấn luyện Taekwondo hầu như tất cả các vận động viên đều chỉ quan tâm đến việc phát triển và hoàn thiện kĩ thuật mà quên mất việc củng cố và hoàn thiện về mặt tinh thần. Vì vậy huấn luyện viên cần phải làm cho các vận động viên hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện về tinh thần và phải lập kế hoạch cụ thể để tiến hành huấn luyện về mặt này.

Trong các chương trình huấn luyện, tôi đã chú ý đến việc phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần cho học sinh bằng việc đưa ra các biện pháp tâm lý. Cụ thể là cho học sinh thi đấu với đối tủ nặng cân hơn, nhẹ cân hơn, thời gian thi đấu dần tăng lên để học sinh có khả năng chịu đựng được va chạm và kiểm soát chấn thương tốt hơn. Từ đó cố gắng hơn và rèn luyện các kĩ thuật tốt hơn.

3.2 Nguyên tắc tự giác tích cực.

Để quá trình huấn luyện thu được hiệu quả cao thì các huấn luyện viên phải khuyến khích được tinh thần tự giác, tích cực trong tập luyện của vận động viên. Trước đây xu hướng chung là huấn luyện viên đưa ra các yêu cầu, ép buộc vận động viên thực hiện theo. Tuy nhiên ngày nay xu hướng đã thay đổi, huấn luyện viên đóng vai trò người hướng dẫn và đưa ra lời khuyên bổ ích đối với vận động viên để các em phát triển sở trường của mình.

Trong khi huấn luyện, căn cứ theo thể trạng của học sinh mà tôi định hưỡng cho từng em phát huy sở trường của mình. Vận động viên cao, có đôi chân dài và dẻo thì hướng các em đến viến thi đấu áp sát và tấn công bằng các đòn đá tạt, đá chẻ. Vận động viên có thể hình thấp và nhanh nhẹn thì sử dụng các đòn đá tống trước, đá tống ngang và di chuyển nhiều để tìm các diểm yếu của đối phương...

3.3 Nguyên tắc đối đãi cá biệt.

Trong huấn luyện, huấn luyện viên nhất thiết phải nắm được các đặc điểm riêng của các vận động viên như lứa tuổi, giới tính, tình trạng thể chất, trạng thái tinh thần, khả năng hoạt động của các chức năng sinh lý, tâm lý... để phân chia học thành các nhóm tập luyện khác nhau. Đôi khi huấn luyện viên phái kèm riêng vận đọng viên nào đó. Sau đó huấn luyện viên áp dụng khối lượng tập luyện, cường độ tập luyện cho từng nhóm. Trong khi huấn luyện, HLV phải theo dõi sát sao vận động viên để có những điều chỉnh kịp thời.

Trong đội tuyển võ của nhà trường, có nhiều em tham gia các đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hóa. Vì vậy tôi giao các em tập luyện thêm ở nhà, những lúc rảnh rỗi. Khi tập luyện cùng với đội khuyến khích các em phát huy sở trường của từng người như đòn chân, đõn tay, đòn tống sau... Các em học sinh nữ đến chu kì kinh nguyệt thì giảm bớt cường độ tập luyện...  Các em lớp 12 hướng dẫn các em lớp 10, 11... Thông qua đó các em gắn kết hơn trong tập luyện và thi đấu.

3.4 Nguyên tắc huấn luyện tập thể.

Ưu điểm của nguyên tác này là phát huy được tinh thần ganh đua giữa các vận động viên, đồng thời phát triển được tinh thần đồng đội và qua đó học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau để tự hoàn thiện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển nhân cách cá nhân.

Trong các buổi tập, từ khởi động, thi đấu, tập kĩ thuật, các vận động viên giúp đõ nhau trong thực hiện động tác. Trong khởi động các em giúp nhau ép dẻo, cùng nhau vượt qua khối lượng vận động lớn. Trong thi đấu giúp nhau mặc giáp, phục vụ nhau, động viên tinh thần cho nhau. Trong tập luyện làm quân xanh để tập các kĩ thuật...

3.5 Nguyên tắc phát triển toàn diện.

Quá trình giảng dạy và huấn luyến nhất thiết phải thực hiện đồng bộ vnhằm giúp học sinh phát triển về mọi mặt để đạt tới sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Đây là một trong số các nguyên tắc quan trọng nhất của quá trình giảng dạy và huấn luyện Taekwondo. Đắc biệt với học sinh mới tập hoặc lớp 10.

Ngay từ đầu tôi đã hướng dẫ học sinh tỉ mỉ các bước tiến hành buổi tập môn võ Taekwondo trong đó chú trọng đến hướng dẫn từng động tác kĩ thuật. Ví dụ từng động tác khởi động, từng kĩ thật phả được hướng đẫn để học sinh hiểu và thực hiện đúng. Tất cả các kĩ thuật cần thiết đều được học sinh nắm rõ và thực hiện.

3.6 Nguyên tắc thường xuyên, liên tục, hệ thống.

Quá trinh huấn luyện nhất thiết phải thường xuyên và liên tục theo một trình tự nhất định. Yêu cầu các vận động viên phải tập từ 3 đến 4 buổi 1 tuần. Tuy nhiên tùy theo thời gian và trình độ vận động viên để áp dụng cường độ tập luyện cho phù hợp, không ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của vận động viên.

Trong quá trinh tập trung đội tuyển cho HKPĐ cấp tỉnh, tôi xây dựng chương trình huấn luyện cho đội tuyển võ nhà trường. Ngoài ra nhà trường đã phê duyệt chương trình giảng dạy đại trà cho học sinh các lớp 10, 11, 12.

3.7 Nguyên tắc trực quan.

Trong giai đoạn ban đầu huấn luyện, huấn luyện viên phải làm cho vận động viên nắm được khía niệm và cách thực hiến đúng kĩ thuật. Từ đó học sinh có thể tự tìm ra và sửa lỗi của mình.

Trong huấn luyện môn võ tại trường, ngoài việc thị phạm trên lớp, tôi yêu cầu các học sinh dùng điện thoại di động quay lại kĩ thuật đã học; hoặc sử dụng kênh youtube để tham khảo khi về nhà. Qua đó học sinh có thể tự tập mà không cần phải đến lớp.

3.8 Nguyên tắc sáng tạo.

Đối với môn võ Taekwondo thì việc phát huy tính sáng tạo của vận động viên là một việc làm rất quan trọng. Vì vậy việc áp dụng nguyên tắc này là việc thiết yếu của các huấn luyện viên. Nguyên tắc này giúp vận động viên phát huy tính tự giác tích cực, và phát huy cao độ tính sáng tạo trong mỗi vận động viên.

Trong khi tập luyện hàng ngày, vận động viên sẽ trăng cường được cảm giác về không gian và thời gian, từ đó các em có xu hưỡng áp dụng các kĩ thuật trong điều kiện khó hơn, thực hiện kĩ thuật khó hơn. Không những trong thực hiện kĩ thuật mà còn trong tâm lí. Các em biết điều tiết cảm xúc của mình, trạng thái cơ thể của mình và có thể thực hiện kĩ thuật trong thi đấu tốt hơn.

3.9 Nguyên tắc kiểm tra đánh giá.

Trong huấn luyện và giảng dạy, huấn luyện viên phải thường xuyên kiểm tra đánh giá đển đánh giá sự phát triển của học sinh. Từ đó giúp huấn luyện viên và học sinh củng cố lòng tin và tăng cường tính tự giác tích cức trong tập luyện.

Huấn luyện viên có thể kiểm tra riêng le từng động tác kĩ thuật hoặc thi đấu cảu vận động viên để đánh giá, đưa ra lời khuyên bổ ích cho học sinh.

4.     Quá trình giảng dạy và huấn luyện:

a.     Huấn luyện viên (Thầy giáo):

Huấn luyện viên là yếu  tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình giảng dạy và huấn luyện Taekwondo. Trình độ, hình thức và phương pháp giangr dạy của huấn luyện viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các học sinh và quyết định kết quả của quá trình huấn luyện.

Sự hiểu biết của thầy giáo về các học sinh của mình có một ý nghĩa rất lớn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của quá trình huấn luyện, Vì vậy để có thể thu được hiệu quả cao thi thầy giáo nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ càng về các học sinh của mình như trình độ nhận thức, đặc điểm cá nhân, thể chất, tâm lý ... trong quá trình tập luyện.

b.     Quá trình giảng dạy, huấn luyện:

-         Trình tự tiến hành:

Tiến hành hợp lý, từ lý thuyết đến thực hành, đặc biệt là hệ tư tưởng và tinh thần của môn võ.

-         Nội dung giảng dạy và huấn luyện:

*Lý thuyết:

Lịch sử môn võ

Tinh thần của môn võ

Các phương pháp huấn luyện, nguyên tắc huấn luyện...

Kiến thức cơ bản liên quan đến môn võ Taekwondo

Ngăn ngừa chấn thương và phương pháp sơ cứu.

Phương pháp tập luyện và tấm quan trọng của các bài tập khởi động...

*Về thực hành:

     Huấn luyện kỹ thuật cơ bản: đòn đấm, đòn đá, đòn đỡ, di chuyển, hệ thống bài quyền từ đai xanh tới đai đen một đẳng.

Song đấu: đối luyện và song đấu tự do.

Thi đấu đối kháng.

Luyện tập các bài biểu diễn: quyền, song đấu, , công phá...

5.     Phương pháp giảng dạy kỹ thuật:

Nêu chính xác tên gọi kỹ thuật

Mục đích sử dụng kỹ thuật.

Mục tiêu tấn công.

Điểm tiếp xúc mục tiêu của kỹ thuật.

Phương hướng di chuyển của kỹ thuật.

     Yêu cầu: Những yêu cầu khi thực hiện kỹ thuật

Cách thực hiện:

         Thị phạm lần 1: thị phạm nhanh

          Thị phạm lần 2: Chậm có phân tích

          Thị phạm lần 3: Nhanh, học sinh nắm được mấu chốt kỹ thuật.

Tổ chức tập luyện: Theo hướng dẫn của giáo viên hoặc chia nhóm

Củng cố bài giảng kỹ thuật.

Nêu điểm mấu chốt của kỹ thuật

Những sai lầm dễ mắc và sửa sai.

6.     Thực hiện kế hoạch giảng dạy và huấn luyện:

·        Phần khởi động:

Xếp hành theo thứ tựập luyện của mình

Kiểm tra lại trang phục.

Tự xác định lại động cơ và thái độ tập luyện

Lớp trưởng tập trung, báo cáo sỹ số

Kiểm tra tình trạng sức khỏe học sinh

Thực hiện bài tập khởi động

Khuyến khích hứng thú và tinh thần tập luyện của học sinh.

·        Phần cơ bản:

Nội dung chủ yếu là thực hiện các bài tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy giáo.

Phải đảm báo đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tập luyện cho học sinh.

Phải tạo ra một mối quan hệ và phối hợp ăn ý giữa các học sinh.

Phải lường trước được những vấn đề cơ bản sẽ nảy sinh trong quá trình tập luyện.
Phải luôn quan sát và giám sát những thói quen và hoạt động của học sinh.

Phải thị phạm chính xác các kỹ thuật và sửa chữa các lỗi sai của các học sinh.

Phải thay đổi nội dung và hình thức tập luyện để phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tạo cảm hứng tập luyện cho học sinh.

·        Phần kết thúc:

Đây là phần cuối cùng của buổi tập luyện bao gồm tổng kết những kỹ chiến thuật đã học trong phần trước, đồng thời đưa ra nhận xét và đánh giá chung kết quả buổi tập. Tinh thần, thái độ và kết quả đạt được của từng học sinh phải được đánh giá, những học sinh tốt nhất phải được tuyên dương.

Phần kết thúc bao gồm:

Bài tập thả lỏng, thư giãn

Đánh giá chung về buổi tập

Ngồi thiền

Những thông báo và công bố cần thiết

Xếp hàng, chỉnh đốn trang phục và thực hiện các nghi lễ cần thiết.

 

Trên đây là chuyên đề huấn luyện đội tuyển võ Taekwondo của nhà trường tôi đã thực hiện trong các năm học vừa qua. Trong chuyên đề này tôi chú trọng làm nổi bật các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện võ Taekwondo cho học sinh THPT. Nội dung chuyên đề đã được tôi áp dụng thường xuyên và có hiệu quả trong công tác giảng dạy và huấn luyện tại nhà trường.

Chu Thanh Hà

Chu Thanh Hà
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1