Công nghiệp Việt Nam - HK II năm học 2018-2019 - Trịnh Thị Bạch Yến
CHUYÊN
ĐỀ
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuyên đề địa lý CN Việt Nam
là một trong những nội dung quan trọng trong phần địa lý các ngành kinh tế nước
ta của chương trình địa lý lớp 12. Vì vậy, các đề thi HS giỏi quốc gia trong những
năm qua có nhiều câu hỏi liên quan đến chuyên đề này. Kiến thức của chuyên đề CN
Việt Nam khá rộng và liên quan đến nhiều nội dung khác như: địa lý tự nhiên
Việt Nam, cơ cấu kinh tế, địa lý các ngành kinh tế, các vùng kinh tế,…Bên cạnh
đó, chuyên đề này có liên quan sâu sắc đến những kiến thức của chương địa lý CN
ở chương trình địa lý lớp 10. Do vậy, để học tốt và nắm vững những kiến thức
của chuyên đề đòi hỏi HS phải có sự tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức một cách
khoa học.
Chương
trình sách giáo khoa địa lý lớp 12 đã trình bày một cách khái quát nhất về một
số vấn đề phát triển và phân bố CN bao gồm: cơ cấu ngành CN; vấn đề phát triển
một số ngành CN trọng điểm (CN năng lượng, CN chế biến nông-lâm-thủy sản, CN
sản xuất hàng tiêu dùng), vấn đề tổ chức lãnh thổ CN. Tuy nhiên, đối với HS
giỏi ngoài việc trang bị các kiến thức cơ bản thì đòi hỏi các em cần phải hiểu
sâu sắc, phân tích và tổng hợp các vấn đề và nắm được các kĩ năng liên quan đến
từng chuyên đề. Do vậy, đối với việc dạy chuyên đề CN Việt Nam, GV dạy HS giỏi
cần phải hệ thống được các kiến thức và sắp xếp chúng theo các dạng bài tập
khác nhau giúp HS có thể dễ dàng nắm được kiến thức và vận dụng làm các bài tập
khác nhau.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống kiến thức những kiến thức cơ bản về ngành CN Việt Nam phục vụ cho bồi dưỡng HS
giỏi.
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo
đối với GV và HS giỏi
trong giảng dạy và học tập môn địa lý chuyên đề CN Việt Nam.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1.1. Khái niệm:
Theo LHQ: Công nghiệp là một tập hợp các
hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công
nghệ để tạo ra sản phẩm.
Hoạt
động công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình:
· Công
nghiệp khai thác: Gồm các hoạt
động khai thác khoáng sản, nhiên liệu, nước, sinh vật tự nhiên để tạo ra nguồn
nguyên, nhiên liệu cho các hoạt động công nghiệp chế.
· Công
nghiệp chế biến: Gồm các hoạt
động chế biến vật chất tự nhiên thành dạng vật chất có tính năng đáp ứng nhu
cầu sản xuất, đời sống của con người, biến vật chất thành của cải.
· Các
dịch vụ sản xuất đi cùng: Gồm các
dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã, tư vấn phát triển và
tiêu thụ sản phẩm CN, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp.
1.2. Vai trò của ngành công nghiệp:
CN có vai trò to lớn đối với quá
trình phát triển của nước ta, đặc biệt trong sự nghiệp CN hóa, hiện đại hóa đất
nước.
- Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế
+ CN góp phần thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng CN ở nước ta thường cao hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế nói chung. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP nước ta là 6,21%
so với năm 2015, trong đó riêng ngành CN và xây dựng có tốc độ tăng là 7,57%.
Bảng. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong nước
các năm 2014, 2015 và 2016
|
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Tổng số
|
5,98
|
6,68
|
6,21
|
Nông-lâm-thủy sản
|
3,44
|
2,41
|
1,36
|
Công nghiệp và xây dựng
|
6,24
|
9,64
|
7,57
|
Dịch vụ
|
6,16
|
6,33
|
6,98
|
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
|
7,93
|
5,54
|
6,38
|
(Nguồn:
Tổng cục Thống kê)
+ Ngành CN thu hút một
lượng lớn lực lượng lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao
chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Năm 1998, khu
vực CN-xây dựng thu hút 11,9% số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân và đóng góp 32,5% GDP. Đến năm
2007, lao động trong ngành CN-xây dựng tăng lên 20% và đóng góp vào 41,5% GDP.
-
CN là ngành cung cấp tư liệu sản
xuất cho toàn bộ nền kinh tế: Xuất phát từ
đặc điểm của sản xuất CN, đặc biệt là đặc điểm về công nghệ sản xuất, về công
dụng sản phẩm, CN tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu sản xuất -> quyết
định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.
-
Công nghiệp
thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá
+
Ngành CN tạo ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn
cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cung cấp hầu hết các
công cụ, tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành
kinh tế để nâng cao năng suất lao động.
+ Đối với các
nước đang phát triển, CN có vai trò đặc biệt quan trọng để thực hiện CN hoá
nông nghiệp và nông thôn. CN vừa tạo ra thị trường, vừa tạo ra những điều kiện
cần thiết cho nông nghiệp phát triển.
+ Phát triển CN sẽ kéo theo sự phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải, các ngành
dịch vụ... hình thành ở đó những điểm dân cư lớn, tập trung, đẩy mạnh quá trình
đô thị hoá, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt xã hội.
- CN góp phần tạo
ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao
trình độ văn minh của xã hội: Mọi sản phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt của con người từ ăn,
mặc, đi lại, vui chơi, giải trí đều là sản phẩm CN.
- Phát triển CN góp phần vào sự phát
triển kinh tế, văn hóa-xã hội ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân
tộc ít người, rút ngắn sự cách biệt về trình độ giữa các vùng, góp phần củng cố
an ninh quốc phòng.
- CN thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc
làm cho xã hội
· CN giúp nâng cao năng suất lao động nông
nghiệp, tạo khả năng giải phóng sức lao động.
· CN phát triển tạo ra các ngành sản xuất
mới, các khu CN mới -> thu hút lao động nông nghiệp, giải quyết việc làm cho
xã hội.
-
Trình độ phát triển CN của một nước biểu thị trình độ phát triển và sự vững
mạnh của nền kinh tế của quốc gia đó. Do đó, trong những năm qua Đảng và Nhà
nước ta luôn có chủ trương đẩy mạnh quá trình CN hóa, hiện đại hóa đất nước,
nâng cao vai trò chủ đạo của ngành CN trong nền kinh tế quốc dân.
=> Như vậy, CN góp phần tích luỹ
cho nền kinh tế, bao gồm nguồn tài chính, nhân lực và trình độ khoa học công
nghệ, những nhân tố cơ bản cho sự phát triển nền kinh tế.
1.3. Công nghiệp hóa
1.3.1. Vai trò
- CNH đi đôi với đô
thị hóa
- CNH có ý nghĩa
thúc đẩy các mối liên kết trong nền kinh tế.
- CNH là con đường
cơ bản để nâng cao khả năng cạnh tranh của 1 quốc gia, 1 nền kinh tế địa
phương.
1.3.2. Đặc điểm CNH
ở Việt Nam
a) CNH gắn liền với HĐH
- Công nghiệp với
việc áp dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời
đại là phương tiện chuyển tải công nghệ mới vào cuộc sống.
- Điều quyết định là
ở con người, với trí tuệ và năng lực ngày càng cao; tất cả là do con người và
vì con người.
b) CNH, HĐH phải hướng tới hình
thành một số ngành công nghiệp trọng yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh: Trọng tâm là công nghiệp chế biến và chế tạo mà công nghiệp cơ khí
và điện tử - tin học có vị trí hàng đầu, công nghiệp chế biến lương thực – thực
phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
c) Đẩy mạnh CNH nông nghiệp và
nông thôn
- Công nghiệp hóa
nông nghiệp
· Là việc áp dụng các phương pháp công
nghiệp và tổ chức tiên tiến vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, tạo năng suất
cao và chất lượng hàng hóa nông sản đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và
ngoài nước.
· Đầu tư vào các biện pháp kỹ thuật: thủy
lợi hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa và điện khí hóa.
· Tạo điều kiện để áp dụng một cách phổ
biến các công nghệ mới vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng những khu nông nghiệp
công nghệ cao.
· Có các giải pháp về tổ chức sản xuất như
dồn điền đổi thửa để áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ mới.
- Công nghiệp hóa
nông thôn.
- Làm đem công nghệ
về nông thôn.
· Năm 2005 nước ta có 57% lao động nông
thôn đóng góp khoảng 21% GDP cả nước. Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cần giảm
nhiều, diện tích đất canh tác cho mỗi lao động tăng lên.
-> Song song với
CNH nông nghiệp, phải tiến hành CNH nông thôn để hấp thụ số lao động thừa ra.
· Công nghiệp ở nông thôn thường là những
công nghiệp nhỏ, có tính gia đình, là những công nghiệp mà cơ chế thị trường sẽ
đem lại nhiều lợi ích nhất.
· Ngoài những KCN tập trung lớn, cần sắp
xếp mạng lưới “tiểu KCN” hay cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở khắp các tỉnh (trong
đó có các cụm làng nghề).
· CNH nông nghiệp và CNH nông thôn làm giảm
mức độ chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giảm bớt dòng di dân ra Thành
phố.
d) CNH, HĐH đòi hỏi phải động viên
các thành phần kinh tế tích cực tham gia đầu tư phát triển
- DN nhà nước phải
đảm đương vào những khâu then chốt như kết cấu hạ tầng, những công trình đòi
hỏi kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và kéo dài, đáp ứng nhu cầu
về hàng hóa, thương mại, tài chính, ngân hàng…
- Kinh tế hợp tác
phát triển đối với ngành sản xuất nhỏ, cá thể. Hình thức hợp tác đa dạng, theo
cả chiều dọc và chiều ngang, kết hợp và đen xen với nhiều loại hình sở hữu trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
- Kinh tế tư nhân
được khuyến khích, hỗ trợ, hướng mạnh vào phát triển sản xuất, giảm bớt buôn
bán.
-> Nhà nước giúp
đỡ, hỗ trợ kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, góp cổ phần vào
các DN ngoài quốc doanh để mở rộng quy mô sản xuất.
e) CNH, HĐH được tiến hành theo mô
hình 1 nền kinh tế mở, cả trong nước và với nước ngoài
- Nhà nước và các DN
phải tìm cách thích ứng và khai thác những thuận lợi của xu thế quốc tế hóa sản
xuất và đời sống.
- Sự hạn chế về quỹ
đất, sự dồi dào về nguồn nhân lực, vị trí địa lý thuận lợi đòi hỏi và cho phép
chúng ta lựa chọn chiến lược CNH hướng vào xuất khẩu là chính.
- Kinh tế hợp tác,
liên doanh với nước ngoài không chỉ là phương thức chính để thu hút vốn đầu tư
bên ngoài, mà còn là con đường thích hợp để tiếp nhận công nghệ, kỹ năng, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, mở lối đi vào thị trường khu vực và thế giới, đẩy
mạnh xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp.
f) CNH, HĐH đòi hỏi phải được thực
hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
- Đối với mỗi quốc
gia, chi tiêu của nhà nước là nguồn chi lớn nhất. Nguồn chi đó phải được kế
hoạch hóa thông qua việc nhà nước sử dụng tập trung nguồn vốn trong và ngoài
nước.
- Nhà nước duy trì
cân bằng cung cầu, xuất nhập, thu chi tiền hàng… ổn định vĩ mô, tạo môi trường
và thể chế thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển.
g) CNH, HĐH đòi hỏi phải huy động
và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn trong và ngoài nước
- Nguồn vốn cho CNH,
HĐH bao gồm nguồn nhân lực, tài sản cố định tích lũy từ nhiều thế hệ, TNTN, vị
trí địa lý và nhiều loại vốn hữu hình cũng như vô hình khác.
- Vốn bên ngoài dù
là Viện trợ phát triển chính thức (ODA) hay vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đều là
loại vốn phải trả, kèm theo lãi suất.
h) CNH phải đi đôi với HĐH, với
việc đổi mới và nâng cao trình độ văn hóa – giáo dục – khoa học – công nghệ
- Văn hóa là yếu tố
nội sinh, là kết quả và nguyên nhân của sự phát triển -> phát triển kinh tế - xã hội phải đặt
trên nền tảng văn hóa mang bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu các giá trị tinh
hoa của loài người.
- Khoa học công nghệ
có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi quốc gia.
- Những chính sách,
giải pháp đúng trong phát triển giáo dục – đào tạo phải hướng tới hình thành
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Đó là nguồn nhân lực gồm
những con người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, được chuẩn
bị tốt về văn hóa, thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp…
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA
1. Vị trí địa lí
Nước ta nằm gần trung tâm
của khu vực Đông Nam Á, khu vực có nền kinh tế phát triển năng động hiện nay
trên thế giới.
Lãnh thổ nước ta vừa gắn
với lục địa Á-Âu, vừa tiếp giáp với biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng
lớn. Do vậy, nước ta gần như nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
Vì vậy rất thuận lợi để nước ta mở rộng quan hệ giao lưu, mở rộng thị trường
với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, tạo điều kiện thực hiện chính sách
mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực CN.
Về mặt tự nhiên, nước ta
nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa với đại dương, liền kề với vành đai sinh
khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nằm trên đường di
lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài
nguyên sinh vật phong phú. Tạo thuận lợi cho việc khai thác và cung cấp cấp
nguồn nguyên, nhiên, vật liệu cho phát triển CN.
2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên
được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu được để phát triển và phân bố CN.
Ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành CN. Số lượng,
chất lượng, phân bố và sự kết hợp giữa các tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ
nước ta ảnh hưởng đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành CN.
2.1. Tài nguyên khoáng sản
Nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng
Địa Trung Hải nên có tài nguyên khoáng sản phong phú thuận lợi cho phát triển
CN với cơ cấu đa dạng.
Bảng 2. Sự phân bố một số khoáng sản theo vùng và lãnh
thổ (%)
Loại khoáng sản
|
TDMNBB
|
ĐBSH
|
BTB
|
NTB
|
TN
|
ĐNB
|
ĐBSCL
|
Sắt
|
38,7
|
-
|
61,3
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Đồng
|
100
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Thiếc
|
45
|
-
|
50
|
-
|
5
|
-
|
-
|
Bô xít
|
30
|
-
|
-
|
-
|
70
|
-
|
-
|
Apatit
|
100
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Đá vôi
|
50
|
8
|
40
|
-
|
-
|
-
|
2
|
Đất hiếm
|
100
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Cát thủy tinh
|
40
|
-
|
-
|
60
|
-
|
-
|
-
|
a. Khoáng sản năng lượng
* Dầu khí
- Tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích chứa
dầu ở vùng thềm lục địa, với trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3
khí.
+ Bể trầm tích Cửu Long có
trữ lượng khá lớn với một số mỏ đã và đang được khai thác ( Bạch Hổ, Rồng, Rạng
Đông, Hồng Ngọc)
+ Bể trầm tích Nam Côn Sơn
có trữ lượng vào loại lớn nhất và có ưu thế về khí đốt, ngoài mỏ Đại Hùng còn
có một số mỏ đã được phát hiện.
+ Bể trầm tích sông Hồng
đang trong giai đoạn thăm dò, tìm kiếm, hiện nay đã phát hiện và khai thác mỏ
khí ở Tiền Hải (Thái Bình).
+ Bể trầm tích Trung Bộ
nằm ở phía đông Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa với diện tích nhỏ và tiềm năng
hạn chế.
+ Bể trầm tích Thổ Chu-Mã
Lai có diện tích nhỏ, trữ lượng không lớn.
- Trong số các bể trầm
tích trên, hiện nay hai bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được coi là triển vọng nhất
về trữ lượng và khả năng khai thác.
* Than
Nước ta có nhiều loại
than, với trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc.
- Than antraxit: tập trung
chủ yếu ở Quảng Ninh, với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn (chiếm hơn 90% trữ lượng than
cả nước), có chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
- Than mỡ: phân bố rãi rác
ở Thái Nguyên, Quảng Nam, Điện Biên.
- Than nâu: phân bố chủ
yếu ở ĐBSH, với trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn: có ở nhiều nơi nhưng nhiều nhất ở ĐBSCL, đặc biệt là khu vực
U Minh.
* Ngoài ra còn có Urani:
Hiện nay đã phát hiện nhiều tụ khoáng Urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và
Tây Nguyên. Tổng tài nguyên Urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn
(U308) có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong
tương lai.
b. Khoáng sản kim loại
- Quặng sắt: ta có mỏ Trại
Cau, Linh Nham (Thái Nguyên), Tòng Bá (Hà Giang), Bảo Hà (Lào Cai), Yên Bái
(ven sông Hồng) và đặc biệt có mỏ sắt lớn nhất cả nước là Thạch Khê (Hà Tĩnh).
- Mỏ Mangan: ta có mỏ lớn
nhất cả nước ở Trùng Khánh (Cao Bằng).
- Mỏ Crôm duy nhất cả nước
ở Cổ Định (Thanh Hoá).
- Mỏ Titan có nhiều ở ven
biển Quảng Ninh và đặc biệt có nhiều ở dọc ven biển các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
- Mỏ Bôxit: có nhiều ở dọc
biên giới giữa Lạng Sơn và Cao Bằng với Trung Quốc và mới phát hiện dưới lòng
đất Tây Nguyên có trữ lượng bôxit khá lớn.
- Thiếc: có nhiều ở Tĩnh
Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳ Hợp (Nghệ An).
- Mỏ chì - kẽm: có nhiều ở
chợ Đồn, chợ Điền, tỉnh Bắc Cạn.
- Mỏ đồng: ta có mỏ đồng
lẫn chì ở Sơn La và mỏ đồng lẫn vàng ở Lào Cai.
- Mỏ vàng: ta có mỏ vàng
trữ lượng khá lớn ở Bồng Miêu (Quảng Nam) còn vàng sa khoáng có ở nhiều nơi.
c. Khoáng sản phi kim
- Apatit: cả nước chỉ có
một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
- Cát thuỷ tinh: ta có
nhiều ở Vân Hải (Hải Phòng), ven biển Quảng Bình, Nam Ô (Quảng Nam) và đặc biệt
có trữ lượng cát rất lớn ở ven biển NThuận và Bthuận.
- Đá vôi: rất phong phú ở
trung du miền núi phía Bắc kéo dài qua Ninh Bình, Thanh Hoá vào tận Quảng Bình
nổi tiếng với núi đá vôi Kè Bảng (Quảng Bình). ở miền Nam rất hiếm đá vôi và
chỉ có trữ lượng đá vôi lớn ở khu vực Hà Tiên.
- Đá quý (Rubi, Saphia) có nhiều ở Yên Bái và Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ
An).
- Ngoài các khoáng sản nêu
trên nước ta còn nhiều loại khoáng sản khác khá phong phú như đất sét, cao
lanh, cát đen, cát vàng, đa ốp lát…
d. Ý nghĩa của tài nguyên khoáng
sản đối với phát triển công nghiệp
- Tài nguyên khoáng sản
nước ta do đa dạng về loại hình là cơ sở để tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu đa
dạng để phát triển nhiều ngành CN khai khoáng và chế biến như: khai thác than,
luyện kim đen, luyện kim màu…
- Một số loại khoáng sản
có trữ lượng khá lớn: than đá ở Quảng Ninh 3,5 tỉ tấn, dầu mỏ ở biển Đông. Đặc
biệt một số loại khoáng sản là vật liệu xây dựng: đá vôi, cát thuỷ tinh… thì
rất phong phú. Chính đó là những cơ sở cung cấp nguyên liệu để phát triển CN
lâu dài.
- Nhiều loại khoáng sản có
chất lượng rất tốt như than đá Quảng Ninh, hàm lượng sắt trong quặng, hàm lượng
P205 trong Apatit
rất cao. Chính đó là các nguyên liệu rất có giá trị với phát triển công
nghiệp ở trong nước và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
2.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước có ý nghĩa
quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung, trong đó có CN, đặc biệt là mang
lại nguồn thủy năng lớn cho phát triển thủy điện và cung cấp nước cho các hoạt
động sản xuất CN.
Tài nguyên nước của nước
ta tương đối phong phú nhưng phân bố không đều thoe không gian và thời gian.
Sông ngòi nước ta khá dày
đặc và chảy trên những vùng có địa hình khác nhau, tạo nên nhiều thác gềnh.
Tiềm năng thủy điện nước ta rất lớn. Về mặt lý thuyết, công suất tiềm năng đạt
hơn 30 triệu KW, với sản lượng khai thác 260-270 tỉ KWh. Tập trung chủ yếu ở hệ
thống sông Hồng (37%), hệ thống sông Đồng Nai (19%).
Tài nguyên nước sử dụng
cho CN cũng khá dồi dào. Với khoảng 900 tỉ m3 nước trên mặt, nhìn
chung nước ta phục vụ đủ cho sản xuất CN và cho sinh hoạt ở các đô thị. Tuy
nhiên, nguồn nước phân bố không đều theo vùng và theo mùa gây nên tình trạng
mất cân đối giữa nguồn cung cấp nước và sự phát triển CN giữa các vùng.
2.3. Tài nguyên sinh vật – Cơ sở nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến.
- Vùng biển nước ta có
nguồn lợi hải sản phong phú với nhiều loài cá, tôm, mực,…và các loài đặc sản có
giá trị. Bên cạnh đó, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập
mặn. Vùng nội địa có nhiều sông, suối, kênh rạch, ao hồ,…thuận lợi cho đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản. Do đó, nước ta có nhiều thuận lợi đển phát triển ngành
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho
ngành CN chế biến thủy, hải sản.
- Diện tích rừng của nước ta tương đối lớn, dù
chất lượng rừng bị suy giảm nhưng diện tích rừng có xu hướng tăng, độ che phủ
rừng năm 2005 là 37,5%. Trong rừng có
nhiều loại gỗ và lâm sản quý, góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành khai
thác chế biến gỗ và lâm sản.
3. Điều kiện kinh tế- xã hội
- Dân cư và nguồn lao động
Với lực lượng dân số hiện nay ở nước ta hơn 90 triệu người sẽ là một thị
trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng kích thích CN phát triển. Bên cạnh đó, chất
lượng lao động nước ta không ngừng nâng cao, khả năng tiếp thu khoa học, công
nghệ nhanh sẽ là một yếu tố quan trọng
để thu hút đầu tư, phát triển một nền kinh tế năng động.
-
Sự phát triển ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành thế mạnh của nước ta, sự phát triển
ngành này góp phần cung cấp nguồn nguyên, vật liệu cho các ngành CN như: CN chế
biến LT-TP, CN dệt may, sản xuất giấy-xenlulô,…
- Tiến bộ khoa học- công nghệ
Cùng với xu thế chung của thế giới, nền khoa học, công nghệ của nước ta
ngày càng phát triên mạnh Những tiến bộ khoa học- công nghệ không chỉ góp phần
đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm cho việc khai
thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành CN trở nên hợp lý, có hiệu quả và
kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những
nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành CN mới với công nghệ tiên tiến và
mở ra triển vọng phát triển của CN trong tương lai.
- Thị trường
Thị trường (bao gồm thị trường trong nước và quốc tế) đóng
vai trò như chiếc đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ
cấu ngành CN. Nó có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng
chuyên môn hoá sản xuất. Sự phát triển CN ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều nhằm
thoả mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới. Từ khi nước ta
mở cửa thị trường, gia nhập WTO và nhiều tổ chức kinh tế khác tạo điều kiện cho
thị trường quốc tế ở nước ta không ngừng được mở rộng, đây là nhân tố quan
trọng thúc đẩy sản xuất CN phát triển.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ CN
Hiện nay, nước ta đang tập trung đầu
tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng hình thành và phát triển các khu CN tập trung, khu chế xuất, các TTCN. Nước ta đã xây dựng được một hệ thống các xí nghiệp CN, đặc
biệt là việc liên doanh với nước ngoài góp phần gia tăng nhiều xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Mạng
lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc cung cấp điện, nước được cải thiện
nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm.
- Đường lối phát triển CN
Nhờ công cuộc Đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra nhiều chính sách
phù hợp với CN hóa, điển hình là đẩy mạnh phát triển CN với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế, đẩy mạnh cơ chế thị trường, mở rộng hợp tác đầu
tư,,,, với những cơ chế ngày càng thông thoáng và hợp lý, tạo điều kiện cho
ngành CN phát triển.
III. CƠ CẤU
NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm
¨ Cơ
cấu ngành CN hay còn gọi là cơ cấu CN theo ngành, là những bộ phận hợp thành
nền sản xuất CN và mối liên hệ sản xuất giữa các bộ phận đó, được biểu thị bằng
tỉ trọng GTSX của từng ngành (hoặc nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành
CN.
¨ Cơ
cấu ngành CN thay đổi do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, lịch sử,
tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ phát triển của sự hợp tác quốc tế, sự phân
công
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu ngành CN
3. Xu hướng thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp
¨ Giảm tỉ trọng của ngành CN khai thác và
tăng tỉ trọng của các ngành CN chế biến là cơ sử của KHCN (cơ khí, hóa dầu,
điện tử, CNTT…).
¨ Thay
đổi cơ cấu trong nội bộ từng ngành CN.
¨
Chuyển dần từ các ngành CN truyền thống sang các ngành CN có kĩ thuật công nghệ
cao.
4. Cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam
Nước
ta có 3 loại cơ cấu CN chính là: cơ cấu CN theo ngành, cơ cấu CN theo thành
phần kinh tế và cơ cấu CN theo lãnh thổ.
4.1. Cơ
cấu công nghiệp theo ngành
- Cơ cấu CN theo ngành được thể hiện
ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống
các ngành CN.
- Cơ cấu CN theo ngành ở nước ta tương đối đa
dạng: theo cách phân loại hiện hành (năm 2005), nước ta có 3 nhóm với 29 ngành CN.
+ Nhóm CN khai thác (4 ngành)
+ Nhóm CN chế biến (23 ngành)
+ Nhóm CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt,
nước (2 ngành).
- Trong cơ cấu ngành CN hiện
nay nổi lên một số ngành trọng điểm đó là ngành có thế mạnh phát triển lâu
dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mãnh mẽ đến việc
phát triển các ngành kinh tế khác. Các ngành CN trọng điểm ở nước ta hiện nay như: CN năng lượng, CN chế biến
lương thực-thực phẩm, CN dệt may, CN hóa chất-phân bón-cao su, CN
vật
liệu xây dựng, CN cơ khí-điện tử,…
- Cơ cấu CN theo ngành của
nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có
thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới (hình 2.13) xu hướng chung là tăng tỉ trọng CN chế biến, giảm tỉ
trọng CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
4.2. Cơ
cấu công nghiệp theo lãnh thổ
-
Hoạt động CN ở nước ta tập trung chủ yếu ở một số khu vực (hình 2.1).
+
Ở Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung CN cao nhất
cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động CN với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều
hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch:
Hà Nội – Hải
Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
Hà Nội – Đáp
Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.
Hà Nội – Đông
Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.
Hà Nội – Việt
Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.
Hà Nội – Sơn
La – Hoà Bình : thuỷ điện.
Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình –
Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.
+
Ở Nam Bộ mức độ tập trung CN cao (tiêu biểu là ĐNB, ĐBSCL): hình thành một dải
phân bố CN, trong đó nổi lên các TTCN hàng đầu cả nước như thành phố Hồ Chí
Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+
Duyên hải miền Trung : mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung
bình: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
+ Ở các khu vực còn lại,
nhất là vùng núi (TN, Tây Bắc), hoạt động CN phát triển chậm; phân bố
rời rạc, phân tán.
- Nguyên nhân của sự phân bố không
đều trên là do tác động của nhiều nhân tố như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết
cấu hạ tầng, vị trí địa lý,..
- Hiện nay , do việc khai thác hiệu
quả các thế mạnh vốn có, ĐNB đã trở
thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng chiếm hơn 1/2 tổng giá trị sản xuất CN của cả
nước, tiếp đến là ĐBSH, ĐBSCL. Chỉ riêng 3 vùng này đã chiếm khoảng 80% giá trị
sản xuất CN của cả nước, các vùng còn lại có tỉ trọng hầu như không đáng kể.
4.3. Cơ cấu công nghiệp theo
thành phần kinh tế
- Cơ cấu CN theo thành phần
kinh tế của nước ta bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài
- Công cuộc Đổi mới làm cho cơ
cấu CN theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc:
+ Số thành phần kinh tế tham
gia hoạt động CN được mở rộng.
+ Xu hướng chung là giảm mạnh
tỉ
trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2007, tỉ trọng giá trị
sản xuất CN phân theo các thành phân kinh tế tương ứng là 20%, 35,4% và 44,6%. Sự chuyển dịch trên
là phù
hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích triển nhiều thành phần kinh
tế của Nhà nước.
Bức tranh công
nghiệp nước ta hiện nay đang được hoàn thiện sự phân bố mang tính quy luật
chung song bị chi phối bởi các điều kiện cụ thể:
+ Các ngành công
nghiệp dựa trên cơ sở nguyên liệu trong nước như sản xuất vật liệu xây dựng,
chế biến lương thực – thực phẩm… cũng như khai khoáng phân bố gần nguồn nguyên
liệu.
+ Các ngành công
nghiệp dựa trên nguồn nguyên liệu hay bán thành phẩm nhập từ nước ngoài cũng
như các ngành đòi hỏi hàm lượng chất xám, kĩ thuật cao hoặc có nhu cầu lớn
thường phân bố ở nơi tiêu thụ và thuận lợi cho xuất khẩu.
Nước ta hình
thành vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác tăng trưởng kinh tế tạo sức hút
mạnh đối với công nghiệp và là nơi có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật,
nguồn lao động chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp.
IV. TÌNH
HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1. Tình hình chung
2. Tình hình phát triển và phân bố một số ngành công
nghiệp trọng điểm ở nước ta
1.4.2.1. Công
nghiệp năng lượng
a. Vai trò
- CN năng lượng là một trong những ngành
kinh tế quan trọng và cơ bản . Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ
sự tồn tại của ngành năng lượng.
- Là động lực cho các ngành
kinh tế, CN năng lượng được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ
sở hạ tầng sản xuất. Việc phát triển ngành CN này kéo theo hàng loạt các ngành CN
khác như CN cơ khí, CN sản xuất vật liệu xây dựng.
- CN năng lượng cũng thu
hút những ngành CN sử dụng nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim
loại, chế biến thực phẩm, hoá chất, dệt... Vì thế, CN năng lượng có khả năng
tạo vùng rất lớn nếu như nó nằm ở vị trí địa lí thuận lợi.
b. Cơ cấu ngành CN năng lượng nước ta
CN năng lượng nước ta
bao gồm hai phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu (than đá, dầu khí, kim
loại phóng xạ) và sản xuất điện
c.
Tình hình phát triển và phân bố
* CN
khai thác nguyên, nhiên liệu
- CN khai thác than
+ Than antraxit tập trung ở khu
vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.
+ Than nâu phân bố ở ĐBSH, trữ lượng hàng
chục tỉ tấn.
+ Than
bùn tập trung nhiều ở ĐBSCL, đặc biệt là khu vực U Minh.
+ Sản lượng than liên tục tăng, đạt hơn 42,5
triệu tấn (năm 2007)
- CN khai thác dầu
khí
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm
tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3
khí. Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ năng và khả năng khai thác : Cửu
Long, Nam Côn Sơn.
+
Khai thác dầu khí
Là ngành CN mới hình thành từ năm 1986, sản
lượng dầu mỏ tăng liên tục và đạt hơn 15,9 triệu tấn (năm 2007).
Ngành CN lọc dầu đươc đẩy mạnh phát triển với
bước ngoặc là sự hình thành và đi vào hoạt động của nhà máy lọc dầu Dung Quất
(Quảng Ngãi, công suất 6,5 triệu tấn/ năm).
Khí tự nhiên đang được khai thác, đặc biệt là
dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tua bin khí của các
nhà máy điện Phú Mỹ và Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất
phân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau).
* CN điện lực
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển CN điện lực. Sản lượng điện
tăng rất nhanh, từ 5,2 tỉ KWh năm 1985 lên gần 64,1 tỉ KWh năm 2007 (hình 2.2).
- Cơ
cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi rõ rệt:
+ Giai đoạn 1991-1996 thủy điện luôn chiếm hơn 70%.
+ Đến năm 2005 , ưu thế lại nghiêng về sản xuất điện từ
than và khí với khoảng 70% sản lượng.
- Mạng
lưới tải điện,
đáng chú ý là đường dây siêu cao áp 500 kV từ Hoà Bình - Phú Lâm (thành phố Hồ Chí Minh) dài 1488 km.
- Tiềm năng thủy điện nước ta rất lớn, tập trung chủ yếu
ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%)
+ Các nhà máy đã xây dựng:
Miền Bắc: Hòa Bình (sông Đà, 1920 MW); Thác
Bà (sông Chảy 110 MW).
Miền Trung – TN: Yaly (sông Xêxan, 720 MW);
Hàm Thuận và Đa Mi (sông La Ngà, 300MW –
175MW); Đa Nhim (sông Đa Nhim,160 MW).
Miền Nam: Trị An (sông Đồng Nai, 400 MW);
Thác Mơ (sông Bé, 150 MW).
+ Các nhà máy đang xây dựng: Sơn La (sông Đà,
2400 MW); Tuyên Quang (sông Gâm, 342 MW).
- Nhiệt điện: Các nhà máy ở
Miền Bắc thường chạy bằng than chủ yếu là các mỏ từ Quảng Ninh, các nhà máy ở
miền Nam và miền Trung chạy bằng dầu nhập nội. Từ sau năm 1995, có thêm khí tự
nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuôc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và
Cà Mau.
+ Các nhà máy nhiệt điện lớn ở miền
Bắc có Phả Lại 1 và 2 (chạy bằng than, công suất 440 MW và 600 MW), Uông Bí và
Uông Bí mở rộng (than, 150 MW và 300 MW), Na Dương (than , 110 MW), Ninh Bình
(than, 100 MW).
+
Các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam có Phú Mĩ 1, 2, 3, 4 (khí , 4164 MW), Bà Rịa (khí, 411 MW), Hiệp
Phước (dầu , 375 MW), Thủ Đức (dầu, 165 MW), Cà Mau 1, 2 (khí, 1500 MW),…
1.4.2.2. Công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
a. Vai trò
CN chế biến LT-TP là một trong những ngành CN trọng điểm dựa
trên thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chổ phong phú ( từ ngành trồng trọt, chăn
nuôi, thuỷ hải sản) và thị trường tiêu thụ lớn ở
trong và ngoài nước. Sản phẩm của
ngành này góp phần đáp ứng nhu cầu ăn uống của xã hội.
Xét về mặt
kinh tế, ngành CN
chế biến LT-TP cần ít vốn đầu tư,
quay vòng vốn nhanh, tăng tốc độ tích luỹ cho nền kinh tế. Mặt khác, nếu chế
biến tốt, sản phẩm đa dạng sẽ là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Đây cũng là
một trong những ngành CN trọng điểm nước ta.
b. Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương
thực, thực phẩm
Ngành
CN chế biến LT-TP có cơ cấu ngành đa dạng. Dựa vào nguyên liệu cung cấp, ngành
này được chia thành 3 nhóm (hình 2.27)
là: CN chế biến các sản phẩm từ trồng trọt, CN chế biến các sản phẩm từ chăn
nuôi, CN chế biến thủy, hải sản.
c. Tình hình phát triển và phân bố
* Tình hình chung
- Nhìn chung ngành CN chế biến LT-TP có xu hướng phát
triển mạnh, thể hiện ở sản lượng một số sản phẩm (bảng 3), giá trị sản xuất và tỉ trọng
trong ngành CN đều có xu hướng tăng (hình 2.3) do nhu cầu của thị trường trong
nước và xuất khẩu ngành càng lớn.
- Ngành này được phân bố mang tính quy luật
nhưng việc phân bố cũng tương đối linh hoạt tùy thuộc vào tính chất của nguồn
nguyên liệu (nhất là nguyên liệu tươi sống, dễ hư hỏng). Vì thế, các xí nghiệp
sơ chế đều bám vào vùng nguyên liệu, trong khi đó, các xí nghiệp chế biến thành
phẩm lại có xu hướng phân bố ngay trong vùng tiêu thụ (kể cả những ngành dựa
vào nguồn nguyên liệu nhập). Hiện nay các hình thức liên kết nông-CN (giữa một
bên sản xuất nguyên liệu với một bên là các xí nghiệp chế biến) ngày càng phát
triển đã đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm.
Ở nước ta, các TTCN chế biến
LT-TP phân bố chủ yếu ở ĐNB, ĐBSCL, ĐBSH và dọc ven biển miền Trung , trong đó
2 trung tâm có quy mô lớn nhất lầ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
* Tình hình cụ thể
- CN chế biến các sản phẩm từ trồng trọt
+ CN xay xát:
Sản lượng gạo, ngô xay xát tăng từ 15,5 triệu tấn năm 1995 lên 31,5 triệu
tấn năm 2008 (bảng 3).
Cả nước hiện có vài chục cơ sở xay xát quy mô lớn tập trung ở thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thuộc ĐBSH và ĐBSCL.
+ CN đường mía
Là ngành được hình thành từ lâu dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu dồi dào.
Vùng nguyên liệu lớn nhất tập trung ở ĐBSCL, ĐNB và DHMT.
Trong vài năm gần đây, diện tích trồng mía trung bình hàng năm của nước ta
dao động trong khoảng 28-30 vạn ha và đạt sản lượng khoảng 15 triệu tấn mía
cây. Sản lượng đường kính có xu hướng tăng và đạt hơn 1,4 triệu tấn (năm 2008).
Bảng 3. Sản lượng của các sản phẩm chủ yếu của ngành CN chế biến LT-TP giai đoạn 1995-2008
Sản phẩm
|
Đơn
vị tính
|
1995
|
2000
|
2005
|
2008
|
Bia
|
Triệu lít
|
465,0
|
779,1
|
1460,6
|
1849,9
|
Bột ngọt (ĐTNN)
|
Nghìn tấn
|
65,0
|
454,4
|
244,7
|
285,8
|
Chè chế biến
|
Tấn
|
24239,0
|
70129,0
|
127236,0
|
200147
|
Đậu phụ (Ngoài NN)
|
Nghìn tấn
|
24,0
|
80,3
|
126,2
|
185,6
|
Dầu thực phẩm
|
Nghìn tấn
|
38,6
|
280,1
|
397,2
|
642,5
|
Dầu thực vật
tinh luyện
|
Nghìn tấn
|
38,6
|
280,1
|
397,2
|
642,5
|
Đường kính
|
Nghìn tấn
|
93,0
|
790,3
|
1102,3
|
1416,7
|
Đường, mật
|
Nghìn tấn
|
517,0
|
1208,7
|
1174,6
|
1636,1
|
Gạo, ngô xay xát
|
Nghìn tấn
|
15582,0
|
22225,0
|
39429,0
|
31530
|
Muối
|
Nghìn tấn
|
689,0
|
590,0
|
898,0
|
847,0
|
Nước mắm
|
Triệu lít
|
149,0
|
167,1
|
191,5
|
212,5
|
Rau quả hộp
|
Tấn
|
12784
|
11438
|
72789
|
89298
|
Rượu (mùi,trắng)
|
Nghìn lít
|
51379,0
|
124166
|
221096,0
|
400583
|
Sữa hộp đặc
|
Triệu hộp
|
173,0
|
227,2
|
364,1
|
388,4
|
Thuốc lá
|
Triệu bao
|
2147,0
|
2835,8
|
4484,7
|
4412,6
|
Thủy sản đóng
hộp
|
Tấn
|
|
7381
|
37469
|
81840
|
Thủy sản ướp
đông
|
Nghìn
tấn
|
|
177,7
|
681,7
|
848,5
|
(Nguồn:
Tổng cục Thống kê, năm 2008)
+ CN chế biến chè
Ngành chế biến chè dựa
vào nguồn nguyên liệu sẵn có, chủ yếu ở TDMNBB và TN (Gia Lai và Lâm Đồng).
Cả nước hiện nay có
khoảng hơn 12 vạn ha chè và sản lượng chè chế biến đạt khoảng hơn 200 nghìn tấn
(năm 2008).
+ CN chế biến cà phê
Đối với ngành CN chế
biến cà phê, các vùng nguyên liệu lớn tập trung ở TN (chủ yếu Đăk Lắk), một
phần ở ĐNB và BTB.
Diện tích cà phê tăng
nhanh, hiện nay khoảng 50 vạn ha, với sản lượng khoảng 80 vạn tấn cà phê nhân. Do
sự bất ổn giữa cung và cầu, cùng với sự bấp bênh về giá cả thị trường thế giới
nên cả diện tích lẫn sản lượng cũng không ổn định.
+ CN chế biến rượu, bia, nước giải khát
Phát triển nhanh nhằm
thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước. Hàng năm nước ta sản xuất khoảng
160-220 triệu lít rượu và 1,3-1,4 tỉ lít bia.
Ngành CN này có mặt ở hầu khắp các tỉnh nhưng tập trung nhất ở các đô thị lớn.
- CN chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi
+ Hiện nay, CN chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi nhìn
chung chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi vẫn chưa
phải là ngành chính trong nông nghiệp. Vì vậy, cơ sở nguyên liệu cho ngành này cũng còn
hạn chế.
+ Phân bố
Các cơ sở chế biến sữa
và các sản phẩm từ sữa tập trung ở một số đô thị lớn và các địa phương chăn
nuôi bò sữa phát triển mạnh.
Sản lượng sữa hộp đặc
khoảng 388 triệu hộp (năm 2008).
Các cơ sở sản xuất thịt
hộp và các sản phẩm từ thịt phân bố chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
- CN chế biến thủy, hải sản
+ Nghề làm nước mắm ra đời từ sớm và có mặt ở nhiều nơi,
trong đó nổi tiếng là nước mắm ở Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận),
Phú Quốc (Kiên Giang). Sản lượng đạt 212,5 triệu lít (năm 2008).
+ Chế biến tôm đông lạnh và một số
sản phẩm khác: Mới phát triển nhưng có tốc độ
tăng trưởng nhanh. Phân bố chủ yếu: NTB, ĐBSCL…
+ Nghề làm muối phát triển ở hầu hất các tỉnh ven biển,
nổi tiếng là các cánh đồng muối Cà Ná (Ninh Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Sản
lượng cả nước đạt 847 nghìn tấn (năm 2008).
1.4.2.3. Công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng
a. Vai trò
CN sản xuất hàng tiêu dùng được coi là ngành CN trọng điểm của nước ta
với hai thế mạnh chủ yếu là lao động và thị trường
tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Ngành này được phát triển trên cơ sở
phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế, với nhiều hình thức, qui mô
và công nghệ thích hợp, góp phần thay thế các mặt hàng nhập nội, thúc đẩy xuất khẩu.
CN sản xuất hàng tiêu dùng tạo ra nhiều loại hàng hóa thông dụng trước hết
phục vụ cho cuộc sống thường nhật của mọi tầng lớp nhân dân. Đây là ngành quan
trọng, không thể thiếu được trong hệ thống các ngành CN ở nước ta. CN sản xuất
hàng tiêu dùng còn có giá trị xuất khẩu. Trong số các sản phẩm của ngành CN sản
xuất hàng tiêu dùng thì dệt, may có vai trò quan trong hơn cả (chiếm 54,8%
trong tổng giá trị sản xuất hàng tiêu đùng) đã có mặt trên thị trường nhiều
nước và đóng góp cho xuất khẩu lớn (chiếm 16,4% tổng giá trị xuất khẩu của cả
nước).
b. Tình hình phát triển và phân bố
*
Tình hình chung
- Giá trị sản xuất của CN sản
xuất hàng tiêu dùng có xu hướng tăng (31,2 nghìn tỉ đồng năm 2000 tăng lên 96,1
nghìn tỉ đồng năm 2007), tỉ trọng của ngành này trong toàn ngành CN có xu hướng
tăng và khá cao (đạt 16,8% năm 2007). Sản lượng của hầu hết các sản phẩm của CN
sản xuất hàng tiêu dùng đều có xu hướng tăng nhanh.
Bảng 4.
Một số sản phẩm chủ yếu của CN sản xuất hàng tiêu dùng giai đoạn 1995 – 2008
Sản phẩm
|
Đơn vị tính
|
1995
|
2000
|
2005
|
2008
|
Sợi
|
Tấn
|
59222,0
|
129890
|
259245,0
|
481155
|
Vải lụa
|
triệu mét
|
263,0
|
356,4
|
560,8
|
770,5
|
Vải bạt
|
Nghìn m
|
2058,0
|
23516,0
|
38803,0
|
102284,0
|
Thảm len
|
Nghìn m2
|
307,0
|
64,4
|
33,1
|
94,0
|
Thảm đay
|
Nghìn m2
|
239,0
|
1406,0
|
64,5
|
30,0
|
Quần áo dệt kim
|
nghìn cái
|
30182,0
|
87007
|
145563,0
|
121461
|
Quần áo may sẵn
|
Triệu cái
|
171,9
|
337
|
1011,0
|
2323,2
|
Da cứng
|
Tấn
|
18,0
|
97,0
|
3905,0
|
16604,0
|
Da mềm
|
nghìn bia
|
1383,0
|
4806,0
|
21433,0
|
28582,0
|
Giầy,dép da
|
Nghìn đôi
|
46440,0
|
107994,0
|
218039,0
|
234560,0
|
Gỗ xẻ
|
Nghìn m3
|
1606,0
|
1744,0
|
3232,0
|
5329,0
|
Giấy, bìa
|
Nghìn tấn
|
216,0
|
408,5
|
901,2
|
1899,7
|
Trang in
|
Triệu trang
|
96738,0
|
184662
|
450309,0
|
686241
|
(Nguồn:
Tổng cục Thống kê, năm 2008)
- Phân bố: CN sản xuất
hàng tiêu dùng có những đặc điểm
đặc trưng ảnh hưởng đến phân bố các nhà máy, xí nghiệp, đó là ngành sử dụng
nhiều lao động nữ, yêu cầu cần cù, chăm chỉ, khéo tay, ít gây ô nhiễm môi
trường (trừ sản xuất giấy, thuộc da), sử dụng điện năng ở mức độ vừa phải.
Chính vì vậy, thường phân bố xung quanh các thành phố lớn, có nhiều lao động và
thị trường.
Các TTCN sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta tập trung chủ yếu
ở ĐNB, ĐBSH và một vài trung tâm dọc duyên hải miền Trung, trong đó lớn nhất là
Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh.
* Tình hình cụ thể
-
CN dệt
+
Ngành dệt nước ta được phát triển dựa trên thế mạnh về nguồn lao động và thị
trường tiêu thụ. Nguồn nguyên liệu có thể khai thác từ nông nghiệp (bông , dâu
tằm) hay sợi từ CN.
+
Ngành dệt nước ta ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ thể hiện ở việc mở rộng
thị trường, nhập nguyên liệu, đổi mới công nghệ, hợp tác liên doanh với nước
ngoài,…Các sản phẩm của ngành dệt như: sợi, vải lụa, vải bạt, thảm,…đều có sản
lượng tăng nhanh (bảng 4).
+
Hầu hết các cơ sở dệt quan trọng đều tập trung ở các thành phố lớn như: Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Phòng,…
-
CN may
+
Ngành này phát triển không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
+
So với ngành dệt, CN may phát triển mạnh hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn nhờ có những chiến lược thay đổi lớn như: đổi mới trang thiết bị, công
nghệ, thay đổi mẫu mã sản phẩm.
+
Sản phẩm chính là quần áo may sẵn. Số lượng sản phẩm tăng nhanh đạt hơn 2,3 tỉ
cái (năm 2008).
+ Các cơ sở CN may phân bố nhiều nhất ở ĐNB (thành
phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương), ĐBSH (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định), Đà
Nẵng, Cần Thơ,…
-
CN da giày
+ Nghề thuộc da thủ công và công nghệ da đã có ở
nước ta từ lâu. Hiện nay mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nhu cầu
về dày dép tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và mẫu mã. Việc liên doanh với
nước ngoài cũng góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu. Dựa vào nguồn nguyên
liệu trong nước cùng với lực lượng lao động dồi dào, có tay nghề, ngành CN da
giày có điều kiện phát triển mạnh.
+ Các sản phẩn chính của ngành này là da cứng, da
mềm, giày dép da và giày vải.
+
Các cơ sở sản xuất giày dép tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng,…
-
CN giấy-in-văn phòng phẩm
+
Sự phát triển của ngành này trước hết đáp ứng nhu cầu về văn hóa của mọi tầng
lớp nhân dân. Hiện nay, nước ta có một số nhà máy giấy quy mô lớn như: Bãi Bằng
(Phú Thọ), Tân Mai (Đồng Nai).
+
Sự mở rộng thị trường in và đổi mới máy móc thiết bị kĩ thuật đã làm cho ngành
in ngày càng phát triển mạnh (bảng 3). Các xí nghiệp in phân bố rộng rãi
nhưng tập trung nhất và kĩ thuật cao nhất là ở các thành phố lớn như: thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội.
+
Việc sản xuất văn phòng phẩm phát triển chậm, các mặt hàng còn kém đa dạng và
khó cạnh tranh được với hàng nhập ngoại.
V. CÁC
HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
1. Điểm công nghiệp
- Chỉ bao gồm 1 -2
xí nghiệp đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng.
-
Phân bố gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu hoặc nơi tiêu thụ.
-
Giữa chúng thường không có mối quan hệ về sản xuất.
-
Các điểm CN nước ta tương đối nhiều, nhưng chủ yếu ở TN, Tây Bắc.
2. Khu công nghiệp
- Khu CN (được hiểu là khu CN tập trung) là hình thức tổ
chức lãnh thổ CN mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX
đến nay. Đây là khu CN do chính phủ (hoặc cơ quan chức năng được Chính phủ
ủy nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất CN
và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN, không có dân cư sinh sống. Ở nước ta ngoài khu CN tập trung còn có khu
chế xuất và khu công nghệ cao.
-
Tính đến
tháng 8/2007, cả nước đã hình thành 150 khu CN tập trung, khu chế xuất, khu công
nghệ cao (tổng diện tích tự nhiên là hơn 32,3 nghìn ha), trong đó đã có 90 khu
đang đi vào hoạt động và 60 khu đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây
dựng cơ bản.
- Các khu CN tập trung phân
bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở ĐNB (chủ yếu là thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu), sau đó đến ĐBSH (phần lớn ở
Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình
thành các khu CN tập trung còn bị hạn chế.
3. Trung tâm công nghiệp
- Trong quá trình CNH ở
nước ta nhiều TTCN được hình
thành. TTCN là hình thức tổ chức ở trình độ cao, thường gắn liền với một đô thị
vừa và lớn. Tập trung nhiều cơ sở CN (khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN)
thuộc nhiều ngành CN có mối liên hệ chặt chẽ về SX, kỹ thuật, công nghệ. Trong
đó có một số ngành chuyên môn hoá (nòng cốt hay hạt nhân). Ngoài ra còn có các
ngành, xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
- Phân loại
+ Dựa vào vai trò TTCN trong sự phân công lao động theo lãnh thổ,
chia thành:
Trung tâm có
ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm
có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Các trung
tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nam Định, Nha Trang…
+
Dựa vào giá trị sản xuất CN, chia thành :
TTCN rất lớn: Thành phố Hồ
Chí Minh.
TTCN lớn: Hà Nội, Hải
Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu…
TTCN trung
bình: Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ…
4. Vùng công nghiệp
-
Vùng CN là hình thức tổ chức lãnh thổ CN có trình độ cao nhất. Bao gồm nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ CN từ thấp đến cao và giữa
chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế…Vùng CN có diện tích bao gồm
nhiều tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh), trong vùng có một số ngành chuyên
môn hóa thể hiện bộ mặt của vùng.
- Các vùng CN
nước ta: Theo quy hoạch của Bộ CN (năm 2001), cả nước có 6 vùng:
Vùng CN
|
Bao gồm
các tỉnh, TP
|
GTSX CN
so với cả nước (%) năm 2010
|
Cơ cấu
ngành
|
Phân bố
công nghiệp
(tính
đến năm 2010)
|
Vùng CN
miền núi và Trung du Bắc Bộ
|
14 tỉnh miền núi và trung du BB ( trù Quảng Ninh)
|
2,9
|
- CN khai thác và chế biến khoáng sản (phân lân, đạm)
- CN Thủy điện
- CN CB nông-lâm sản (chè, giấy)
- CN cơ khí, hóa chất
- CN sản xuất kim loại
- CN dệt-may, da-giày
|
- 6 KCN: Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kan.
- Địa bàn tập trung CN: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang.
- Các TTCN: Thái Nguyên, Việt Trì-Lâm Thao,…
|
Vùng CN
ĐBSH
|
14 tỉnh, TP: ĐBSH,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh
|
25,5
|
- CN cơ khí, chế tạo, điện tử-tin học
- CN CB nông-lâm-thủy sản.
- SX vật liệu xây dựng.
- Dệt-may, da – giày
- CN điện
|
- Có 106 KCNTT (14/14 tỉnh đều có KCN).
- Có 12 TTCN: HN lớn thứ 2 cả nước, HP, Phúc Yên, Hạ
Lọng,…
|
Vùng CN
Duyên hải miền Trung
|
10 tỉnh, TP ( Quảng Bình đến Ninh Thuận)
|
7,5
|
- CN lọc hóa dầu
- CN CB nông-lâm-thủy sản.
- SX vật liệu xây dựng.
- CN Dệt-may, da – giày
- CN cơ khí ( chủ yếu là sữa chữa và đóng tàu thuyền)
|
- Có 24 KCN (trong đó Đà Nẵng có 4, TT- Huế có 6).
- Tập trung dọc dải ven biển, dọc QL 1A, nhất là
VKT TĐMT.
- TTCN có 5, lớn nhất là Bình Sơn, sau đó đến Đà Nẵng,
Nha Trang, Quy Nhơn, Huế.
|
Vùng CN
Tây Nguyên
|
4 tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)
|
0,6
|
- CN CB nông-lâm sản(cà phê, chè,…)
- CN thủy điện
- SX vật liệu xây dựng.
- Dệt-may, da – giày
- CN cơ khí sửa chữa
|
- Có 11 KCN
- Tập trung dọc tuyến QL 14 và 19.
- Có 3 TTCN: Buôn Ma Thuột, Bảo Lộc và Playku.
|
Vùng CN
Đông Nam Bộ
|
8 tỉnh, TP (Đông Nam Bộ, Lâm Đồng, Bình Thuận)
|
50,5%
|
- CN CB thực phẩm, đồ uống.
- CN hóa chất
- CN cơ khí
- CN điện tử-tin học
- CN Dệt-may, da – giày
- CN khai thác dầu khí
- CN vật liệu
|
- Có 114 KCN
- Tập trung: TP HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, dọc đường
QL 51, 22 và 1.
- Có 5 TTCN, TP HCNM lớn nhất cả nước
|
Vùng CN
Đồng bằng sông Cửu Long
|
13 tỉnh, thành phố của ĐBSCL
|
10,0
|
- CN CB lương thực-thực phẩm
- CN điện (nhiệt điện và điện khí)
- CN hóa chất
- CN Dệt-may, da – giày
- CN vật liệu xây dựng
- CN cơ khí
|
- Có 60 KCN
- Tập trung nhiều ở Long An, TP Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh
Long,…
- Có 8 TTCN.
|
C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua
thực thế giảng dạy, bồi dưỡng HSG môn địa lí, chúng tôi thấy rằng chuyên đề địa
lí CN Việt Nam là chuyên đề tương đối khó dạy vì kiến thức của chuyên đề này
rộng và khô khan. Bên cạnh đó, trong các đề thi chọn HS giỏi thường xuyên thấy
xuất hiện các câu hỏi thuộc chuyên đề này. Do vậy, GV cần phải biết tổng hợp,
liên kết các kiến thức và có những phương pháp dạy học đa dạng, phù hợp và hấp
dẫn đối với HS để mang lại hiệu quả giảng dạy tốt nhất giúp HS làm tốt các câu
hỏi thuộc chuyên đề này.
Do
thời gian có hạn nên trong chuyên đề này tôi chỉ hệ thống lại kiến thức phần
công nghiệp Việt Nam nhưng chưa đưa ra được các dạng bài tập phần Công nghiệp
Việt Nam, chuyên đề sẽ tiếp tục dược hoàn thiện trong thời gian tới.