image banner
Huấn luyện kĩ thuật đá chẻ môn võ Taekwondo cho học sinh THPT - (Học kì II - NH 2018-2019 - Chu Thanh Hà)

Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn:

Huấn luyện kĩ thuật đá chẻ môn võ Taekwondo cho học sinh THPT

Khái niệm:

Giảng dạy và huấn luyện Taekwondo là hoạt động truyền thụ của Huấn luyện viên nhằm trang bị cho VĐV những kiến thức cơ bản liên quan đến môn Taekwondo. Quá trình này bao gồm 2 mặt: thứ nhất là giảng dạy huấn luyện vầ chuyên môn và thứ hai là trang bị cho sinh những kiến thức cơ bản có liên quan, đặc biệt là nền tảng tư tưởng và tinh thần của môn võ.

Huấn luyện kĩ thuật đá chẻ nhằm trang bị cho học sinh những kĩ thuật cơ bản trong tập luyện và thi đấu môn võ Taekwondo.

1.     Các yêu cầu về công tác huấn luyện đá chẻ:

-         Phải có lòng hăng say, nhiệt tình.

-         Phải co kế hoạch huấn luyện.

-         Phải tiến hành quá trình huấn luyện, giảng dạy một cách đồng bộ.

-         Luôn tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá.

2.     Mục tiêu và mục đích của quá trình giảng dạy và huấn luyện đá chẻ:

Mục đích của quá trình giảng dạy và huấn  luyện là nhằm giúp các VĐV đạt tới một thành tựu cao nhất qua quá trình luyện tập, còn mục tiêu của quá trình này là những bước đi cụ thể giúp học sinh đạt tới mục đích đã đề ra.

Mục đích huấn luyện đá chẻ là để học sinh vận dụng linh hoạt trong thi đấu đối kháng môn võ Taekwondo. Đá chẻ dùng gót hoặc ức bàn chân tấn công vào vùng đầu, ngực của đối phương theo phương từ tren xuống.

3.     Các nguyên tắc huấn luyện đá chẻ:

-         Nguyên tắc phát triển hài hòa.

-         Nguyên tắc tự giác tích cực.

-         Nguyên tắc đối đãi cá biệt.

-         Nguyên tắc huấn luyện tập thể.

-         Nguyên tắc phát triển toàn diện.

-         Nguyên tắc thường xuyên, liên tục, hệ thống.

-         Nguyên tắc trực quan.

-         Nguyên tắc sáng tạo.

-         Nguyễn tắc kiểm tra đánh giá.

4.     Quá trình giảng dạy và huấn luyện đá chẻ:

a.     Huấn luyện viên (Thầy giáo):

Huấn luyện viên là yếu  tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình giảng dạy và huấn luyện Taekwondo. Trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy của huấn luyện viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các học sinh và quyết định kết quả của quá trình huấn luyện.

Sự hiểu biết của thầy giáo về các học sinh của mình có một ý nghĩa rất lớn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của quá trình huấn luyện, Vì vậy để có thể thu được hiệu quả cao thi thầy giáo nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu và phân tích kỹ càng về các học sinh của mình như trình độ nhận thức, đặc điểm cá nhân, thể chất, tâm lý ... trong quá trình tập luyện.

Huấn luyện viên phải biết thực hiện kĩ thuật đá chẻ, giảng giải để học sinh hiểu và làm được. Huấn luyện viên còn thường xuyên sửa sai cho học sinh hoặc đề ra chiến thuật cho học sinh khi thi đấu, tùy từng thời điểm để dùng đòn đá chẻ hiệu quả nhất.

b.     Quá trình giảng dạy, huấn luyện đá chẻ:

-         Huấn luyện đá chẻ kết hợp trong khi huấn luyện nhiều nội dung khác của môn võ Taekwondo.

-         Trình tự tiến hành:

Tiến hành hợp lý, từ lý thuyết đến thực hành, đặc biệt là hệ tư tưởng và tinh thần của môn võ.

-         Nội dung giảng dạy và huấn luyện:

*Lý thuyết:

Lịch sử môn võ

Tinh thần của môn võ

Các phương pháp huấn luyện, nguyên tắc huấn luyện...

Kiến thức cơ bản liên quan đến môn võ Taekwondo

Ngăn ngừa chấn thương và phương pháp sơ cứu.

Phương pháp tập luyện và tấm quan trọng của các bài tập khởi động...

*Về thực hành:

     Huấn luyện kỹ thuật cơ bản: đòn đấm, đòn đá, đòn đỡ, di chuyển, hệ thống bài quyền từ đai xanh tới đai đen một đẳng.

Huấn luyện kĩ thuật đá chẻ.

Song đấu: đối luyện và song đấu tự do.

Thi đấu đối kháng, áp dụng các kĩ thuật linh hoạt, kĩ thuật đá chẻ là chủ đạo.

Luyện tập các bài biểu diễn: quyền, song đấu, , công phá...

5.     Phương pháp giảng dạy kỹ thuật đá chẻ:

Nêu chính xác tên gọi kỹ thuật: Đá chẻ

Mục đích sử dụng kỹ thuật: Làm cho đối phương bị đau, được tính điểm cao khi đá vào đầu - 3 điểm.

Mục tiêu tấn công:Tấn công vùng đầu, mặt, ngực đối phương.

Điểm tiếp xúc mục tiêu của kỹ thuật: Ức hoặc gót bàn chân.

Phương hướng di chuyển của kỹ thuật: Từ trên xuống dưới.

     Yêu cầu: Những yêu cầu khi thực hiện kỹ thuật: Nhanh, mạnh, dứt khoát. Sau khi kết thúc động tác trở về thế thủ hoạc thực hiện kĩ thuật tấn công khác.

Cách thực hiện:

         Thị phạm lần 1: thị phạm nhanh: Giáo viên làm mẫu cho học sinh.

          Thị phạm lần 2: Làm mẫu chậm có phân tích.

          Thị phạm lần 3: Nhanh, học sinh nắm được mấu chốt kỹ thuật.

Tổ chức tập luyện: Theo hướng dẫn của giáo viên hoặc chia nhóm

Củng cố bài giảng kỹ thuật: Gọi 2-4 học sinh thực hiện lại kĩ thuật đá chẻ. Cả lớp nhận xét, giáo viên tổng hợp và kết luận.

Nêu điểm mấu chốt của kỹ thuật: Chân lăng lên ca, gấp ở gối, dùng lực nhanh mạnh từ trên xuống.

Những sai lầm dễ mắc và sửa sai: Chân không lên cao, không có lực, cự li xa....

6.     Thực hiện kế hoạch giảng dạy và huấn luyện đá chẻ:

·        Phần khởi động:

Xếp hành theo thứ tự tập luyện của mình

Kiểm tra lại trang phục.

Tự xác định lại động cơ và thái độ tập luyện

Lớp trưởng tập trung, báo cáo sỹ số

Kiểm tra tình trạng sức khỏe học sinh

Thực hiện bài tập khởi động

Khuyến khích hứng thú và tinh thần tập luyện của học sinh.

·        Phần cơ bản:

Nội dung chủ yếu là thực hiện các bài tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy giáo.

Phải đảm báo đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tập luyện cho học sinh.

Phải tạo ra một mối quan hệ và phối hợp ăn ý giữa các học sinh.

Phải lường trước được những vấn đề cơ bản sẽ nảy sinh trong quá trình tập luyện.
Phải luôn quan sát và giám sát những thói quen và hoạt động của học sinh.

Phải thị phạm chính xác các kỹ thuật và sửa chữa các lỗi sai của các học sinh.

Phải thay đổi nội dung và hình thức tập luyện để phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tạo cảm hứng tập luyện cho học sinh.

·        Phần kết thúc:

Đây là phần cuối cùng của buổi tập luyện bao gồm tổng kết những kỹ chiến thuật đã học trong phần trước, đồng thời đưa ra nhận xét và đánh giá chung kết quả buổi tập. Tinh thần, thái độ và kết quả đạt được của từng học sinh phải được đánh giá, những học sinh tốt nhất phải được tuyên dương.

Phần kết thúc bao gồm:

Bài tập thả lỏng, thư giãn

Đánh giá chung về buổi tập

Ngồi thiền

Những thông báo và công bố cần thiết

Xếp hàng, chỉnh đốn trang phục và thực hiện các nghi lễ cần thiết.

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1