image banner
Huấn luyện nhảy cao Lưng qua xà cho học sinh trường THPT chuyên Lào Cai - HK I - NH 2018-2019 - Chu Thanh Hà

Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn:

Huấn luyện nhảy cao Lưng qua xà cho học sinh

trường THPT chuyên Lào Cai

1. Khái niệm:

Nhảy cao là dùng sức bật một chân đưa cơ thể vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng. Với nhảy cao thì nó bắt đầu bằng động tác chạy chạy đà, phối hợp với động tác giậm nhảy để làm thay đổi quỹ đạo của trọng tâm cơ thể vượt qua thanh xà nhảy cao. Thành tích nhảy cao phụ thuộc nhiều vào tốc độ chạy đà, độ chính xác, lực giậm nhảy, tốc độ bay và gốc độ bay ban đầu... Hiện nay, nhảy cao có rất nhiều kỹ thuật như nhảy cao kiểu bước qua, nhảy cao kiểu nằm nghiêng, nhảy cao kiểu úp bụng hay nhảy cao kiểu lưng qua xà...

Nhảy cao là một bộ môn thể thao giúp người tập phát triển sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo và đặc biệt là sức bật của cơ thể. Nhảy cao được đưa vào dạy tại các trường học không chỉ giúp học sinh, sinh viên rèn luyện sức khỏe mà còn giúp rèn luyện ý chí bền bỉ và sự cố gắng để vượt qua được khó khăn.

Trong trường THPT chuyên Lào Cai hiện nay đã được trang bị cơ sở vật chất tốt cho giảng dạy môn Thể dục. Các kĩ thuật khó như nhảy cao lưng qua xà có thể giảng dạy và huấn luyện để học sinh tham gia các giải thể thao. Đặc biệt là Hội Khỏe Phù Đổng cấp tỉnh.

2. Các bước trong kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà.

- Cự ly chạy đà: với kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà này thì cự ly chạy đà hoàn hảo nhất là từ 7 đến 13 bước chạy đà.

- Hướng chạy đà: theo phía chân lăng gần xà.

- Góc độ chạy đà: Bạn bắt đầu chạy đà ở góc độ khoảng 70 - 90 độ so với xà ngang. Cho đến 4 bước chạy cuối cùng thì góc độ chỉ còn khoảng 30 độ so với mặt phẳng thẳng đứng của thanh xà nhảy cao. Trong quá trình chạy đà thì đường chạy chuẩn là một đường hình vòng cung.

Kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà
Kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà

- Kỹ thuật chạy đà: Các bước chạy đà của kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà có tính đàn hồi cao, trọng tâm cơ thể nhấp nhô lớn, độ ngã thân trên về phía trước không nhiều. Ở các bước cuối cùng tốc độ chạy đà có thể lên đến 7,6 - 7,8 m/s.

          Huấn luyện đo đà và chạy đà: Từ điểm giậm nhảy ( 1/3 xà về hướng chạy đà), đi bước thường vòng cung về điểm xuất phát. 2 bước thường = 1 bước chạy đà. Đo đà 3 bước, 5 bước, 7 bước.

- Kỹ thuật giậm nhảy:

+ Ở bước chạy đà cuối cùng thì chân giậm nhảy phải đặt vào điểm giậm nhảy cách thanh xà từ 90 - 100 cm bằng cả bàn chân. Sau đó khuỵu gối khoảng 140 - 160 độ. Chân lăng sau khi rời đất, gập gối, dùng sức đá đùi chân lăng lên cao và hướng đầu gối hơi ra phía ngoài xà. Hai ty đồng thời đánh tích cực từ phía sau ra phía trước lên trên giống như kiểu úp bụng. Tay cùng bên với chân lăng đánh mạnh hơn và hơi hướng khuỷu tay ra ngoài xà tạo điều kiện thuận lợi cho lưng hướng vào xà. Do trọng tâm không hạ thấp nên thời gian hoàn thành giậm nhảy yêu cầu phải nhanh từ 0,14 - 0,17 giây. Tốc độ bay ban đầu khoảng 4,1 - 4,3 m/s và góc độ bay ban đầu khoảng 75 độ.

+ Kết thúc động tác giậm nhảy cơ thể bốc lên cao và lưng hướng vào thanh xà. Lúc này người nhảy ngã ngửa đầu và vai sang phía bên kia xà, hai tay co tự nhiên trước ngực, hông ưởn ngữa lên trời , chân giậm co gối đuổi kịp chân lăng và lúc này người nhảy nằm ngửa trên xà.

Huấn luyện: Tạo được cảm giác lưng hướng vào xà, chân lăng hướng ra ngoài, học sinh không nhìn vào xà.

- Kỹ thuật tiếp đất: Để đảm bảo an toàn cho bài tập này thì khu vực rơi phải dùng đệm nhảy cao chứ không được thực hiện trên hố cát. Trước khi chạm đệm thì bạn cần phải gập cổ để phần tiếp đệm là vào hai vai, hai tay và lưng.

Huấn luyện: Tập tiếp đệm bằng lưng, không chống tay khi chạm lưng vào đệm, lăn sau khi chạm đệm để giảm chấn động.

Huấn luyện nhảy cáo lưng qua xà cho học sinh trường THPT chuyên hàng ngày, đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, vừa sức ... để các em có hứng thú tập luyện. Ngoài ra đây là kĩ thuật khó, cần phải làm tốt tâm lí để các em không bị sợ.

1.     Thực hiện kế hoạch giảng dạy và huấn luyện nhảy cao lưng qua xà:

·        Phần khởi động:

Xếp hành theo thứ tự tập luyện của mình

Kiểm tra lại trang phục.

Tự xác định lại động cơ và thái độ tập luyện

Lớp trưởng tập trung, báo cáo sỹ số

Kiểm tra tình trạng sức khỏe học sinh

Thực hiện bài tập khởi động

Khuyến khích hứng thú và tinh thần tập luyện của học sinh.

·        Phần cơ bản:

Nội dung chủ yếu là thực hiện các bài tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy giáo.

Phải đảm báo đáp ứng được đầy đủ các điều kiện tập luyện cho học sinh.

Phải tạo ra một mối quan hệ và phối hợp ăn ý giữa các học sinh.

Phải lường trước được những vấn đề cơ bản sẽ nảy sinh trong quá trình tập luyện.
Phải luôn quan sát và giám sát những thói quen và hoạt động của học sinh.

Phải thị phạm chính xác các kỹ thuật và sửa chữa các lỗi sai của các học sinh.

Phải thay đổi nội dung và hình thức tập luyện để phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tạo cảm hứng tập luyện cho học sinh.

·        Phần kết thúc:

Đây là phần cuối cùng của buổi tập luyện bao gồm tổng kết những kỹ chiến thuật đã học trong phần trước, đồng thời đưa ra nhận xét và đánh giá chung kết quả buổi tập. Tinh thần, thái độ và kết quả đạt được của từng học sinh phải được đánh giá, những học sinh tốt nhất phải được tuyên dương.

Phần kết thúc bao gồm:

Bài tập thả lỏng, thư giãn

Đánh giá chung về buổi tập

Những thông báo và công bố cần thiết

Xếp hàng, chỉnh đốn trang phục và thực hiện các nghi lễ cần thiết.

Lời kết.

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản cho kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà đã được cá nhân tôi áp dụng trong huấn luyện học sinh trường THPT chuyên Lào Cai. Hy vọng với những chia sẻ này thì bạn sẽ thực hiện các động tác nhảy cao của mình chuẩn xác nhất và đạt thành tích cao nhất với kỹ thuật nhảy cao này.

 Chu Thanh Hà

Chu Thanh Hà
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1