image banner
MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

 

CHUYÊN ĐỀ

MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH   ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài:

          Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó thể dục cũng được coi là một môn học quan trọng trong công tác giáo dục con người phát triển nhận cách một cách toàn diện. Cùng với sự phát triển của xã hội bộ môn thể dục cũng có nhiều thay đổi trong phân phối chương trìnhg giảng dạy đã có thêm nội dung thể thao tự chọn nhằm phát triển thể chất toàn diện cho học sinh.Thể thao tự chọn là một nội dung học được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn (bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, …) thì môn Bóng chuyền là môn thể thao phù hợp nhất với điều kiện tập luyện của nhiều trường.

 Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác khi luyện tập giúp củng cố và nâng cao sức khoẻ, giáo dục cho con người những phẩm chất quý giá như tính tập thể tinh thần đoàn kết, lòng dũng cảm và những phẩm chất ý chí vững vàng tạo cho người tập có đủ năng lực trong cuộc sống và sự nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bóng chuyền còn là môn thể thao có tính hấp dẫn cao dễ luyện tập thích hợp với mọi lứa tuổi có tác dụng hồi phục sức khoẻ giúp tinh thần thoải mái để học tập và lao động đạt hiệu quả tốt. Phong trào luyện tập bóng chuyền trong học sinh trường THPT rất phát triển. Học sinh trong đội tuyển bóng chuyền tham gia luyện tập rất hăng say nhưng đa số kết quả khi luyện tập đạt được là không cao.

          Quan sát ở một số trận đấu do CLB bóng chuyền trường tổ chức, các giải Hội khoẻ Phù Đổng cấp trương, cấp tỉnh và qua tiếp xúc với các thầy cô HLV thì tất cả đều thừa nhận rằng: “Học sinh của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng”.

                    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

Mục đích của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản  thân góp phần vào việc nâng cao thể lực và năng lực làm việc của học sinh trong đội tuyển bóng chuyền học sinh THPT.

Đề tài này giải quyết nhiệm vụ: Đó là giải quyết sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn bóng chuyền nói riêng.

 

 

B. NỘI DUNG:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Huấn luyện thể lực là một trong những nội dung quan trọng của quá trình giảng dạy và huấn luyện bóng chuyền, nhằm phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện các tố chất và năng lực vận động của người tập để trên cơ sở đó tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động thi đấu. Huấn luyện thể lực gốm có:

          Huấn luyện thể lực chung

          Huấn luyện thể lực chuyên môn.

          Đặc điểm thi đấu bóng chuyền và tập luyện bóng chuyền  là người chơi bóng chuyền luôn hoạt động ở cường độ cao, lượng vận động không ngừng gia tăng. Di chuyển với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, nhảy,ngã … cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh bóng, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.v… Vì vậy các yếu tố thể lực trong bóng chuyền cần có đó là:

          + Sức mạnh

          + Sức nhanh

          + Sức bền

          + Sự khéo léo, mềm dẻo

          Sức mạnh là khả năng của con người vượt qua những cản trở chống đối bên ngoài bằng sự cố gắng của cơ bắp. Sức mạnh trong bóng chuyền được thể hiện ở động tác đánh bóng như: phát bóng, đập bóng, nhảy chắn và nhảy đập bóng, trong di chuyển, lăn, ngã… Muốn phát triển sức mạnh cần sử dụng các bài tập có sức cản khác nhau, khắc phục trọng lượng cơ thể (ngồi xuống đứng lên, co tay xà đơn, chống đẩy…) với đồng đội, các bài tập đặc trưng cho bóng chuyền có sử dụng trọng lượng phụ.

          Sức nhanh là khả năng thực hiện động tác trong một thời gian ngắn nhất. Sức nhanh thể hiện đặc trưng nhất trong bóng chuyền là khi đập bóng, đỡ phát, đỡ dập bóng, yểm hộ, di chuyển để chắn bóng. Trong chừng mực nào đó, sức nhanh phụ thuộc vào sức mạnh của cơ và chính vì vậy mà các tố chất vận động này cần được huấn luyện song song với nhau. Muốn tăng sức nhanh, điều quan trọng là phải biết thả lỏng cơ thể bằng cách khi thực hiện động tác phải nỗ lực tối đa và không có sự căng thẳng thừa. Muốn hoàn thiện tố chất nhanh cần lựa chọn các bài tập mang tính tốc độ của các môn thể thao khác nhau trong giảng dạy và huấn luyện.

          Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong một hoạt động nào đó. Sức bền của cầu thủ bóng chuyền là khả năng hoạt động tích cực, có hiệu quả trong thời gian thi đấu kéo dài. Bóng chuyền là môn thể thao mang tính đối kháng quyết liệt, vì vậy đấu thủ luôn có sự biến đổi về cường độ vận động trong thời gian dài, phải phản ứng nhanh và không ngừng trong những tình huốn luôn luôn thay đổi đòi hỏi các cầu thủ phải có sức bền cao

          Khéo léo là khả năng thực hiện những hoạt động phức tạp một cách chính xác trong thời gian ngắn. Trong huấn luyện bóng chuyền, tố chất này biểu hiện ở việc xử lý nhanh, chính xác phù hợp với tình huống bất ngờ. Trong huấn luyện yếu tố thể lực này cần chuyển dần dần từ các bài tập đơn giản đến phức tạp. Phát triển sự khéo léo đòi hỏi người tập phải tập trung cao độ để thực hiện động tác chuẩn xác và nhanh.

          Mềm dẻo của cầu thủ bóng chuyền thể hiện ở khi thực hiện tất cả các kỹ thuật động tác. Do vậy sự linh hoạt của khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai, khớp cùng chậu cũng như khớp chậu đùi, khớp cổ chân có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả trong luyện tập và thi đấu.

Quá trình quyết định nhiệm vụ kỹ-chiến thuật liên quan chặt chẽ tới tốc độ và hoạt động tư duy. Hoạt động và tư duy của vận động viên bao gồm:

Phân tích và đánh giá tình huống.

 + Xác định tình huống trận đấu.

 + Dự định phương án giải quyết.

 + Tôi ưu hóa.

           + Thông qua sự chỉ đạo thần kinh để quyết định.

 + Kiểm tra thực hiện các hoạt động của đồng đội và thống nhât giải quyết liên quan đến các mặt khác nhau của hoạt động thi đấu.

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA HỌC SINH ĐỘI TUYỂN

Trong chương trình giảng dạy môn bóng chuyền ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp 12 các em chỉ được học các kỹ thuật của môn bóng chuyền chứ các em không được trang bị thể lực hoặc chỉ có rất ít bài tập thể lực.

          HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỷ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực, di chuyển chậm, lực tay, cổ tay không đủ để thực hiện các kỹ thuật.

          Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.

     Với phong trào bóng chuyền rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỷ thuật động tác, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn bóng chuyền của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn.

 

CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Phương pháp huấn luyện thể lực, các test kiểm tra thể lực

1.1. Phương pháp huấn luyện thể lực

-  Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ huấn luyện viên, giáo viên cần phải nắm được nguyên tắc hệ thống trong cơ sơ lựa chọn bài tập và mối liên hệ tương hỗ giữa chúng khi tiến hành soạn thảo và đề ra các bài tập với mục đích tạo ảnh hưởng đên sự phát triển các tố chất và khả năng cần thiết của bài tập.

- Nguyên tắc hình thành kỹ xảo động tác, tính đặc thù của bóng chuyền và tính logic của chu kỳ hóa quá trình giảng dạy, huấn luyện là toàn bộ công việc đã được xây dựng theo một trình tự nhất định. Giáo dục những tố chất và năng lực chuyên môn (phương tiện chuẩn bị thể lực chuyên môn):

- Theo phương pháp thực hiện các bài tập đó có thể chia làm hai dạng:

+ Bài tập không có dụng cụ.

+ Bài tập với dụng cụ ( bóng đặc, bóng nhồi, bóng đá, bóng rổ).

- Hình thức tiếp sức có ý nghĩa quan trọng, bởi vì luyện tập cho VĐV di chuyển nhanh trong sự phối hợp sức nhanh phản ứng. Định hướng và một số tố chất quan trọng khác đảm bảo sự di chuyển kịp thời đến vị trí và đạt được hiệu qủa( đón đỡ bóng chính xác, chuẩn về kỹ thuật và đúng thời điểm).

- Phát triển tố chất nhanh, mạnh, sức mạnh tốc độ là vấn đề quan trọng trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền. Sức nhanh là tố chất tổng hợp bao gồm: Sức nhanh, phản xạ, phản ứng tốc độ của động tác, động tác độc lập, tần số động tác với đặc thù chức năng của cầu thủ đón đỡ bóng cần giải quyết hai nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Sử dụng các bài tập đòi hỏi phải thực hiện bằng những tín hiệu. Điều đó liên quan đến sự thực hiện các động tác mô phỏng không có dụng cụ.

- Chọn các bài tập sao cho khi hoạt động thực hiện ở tốc độ tới hạn và gần tới hạn ( phụ thuộc vào đối tượng luyện tập). Các bài tập như: Chạy tốc độ ở các tư thế khác nhau. Thay đổi đột ngột hướng di chuyển kết hợp thực hiện động tác là rất cần thiết.

- Trong bóng chuyền tốc độ co cơ có ý nghĩa đặc biệt. Hiệu suất thực hiện các động tác kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ co cơ ( bật cao tại chỗ, di chuyển đón đỡ bóng nhanh, đúng thời điểm). Cần áp dụng tổ hợp các bài tập hướng tới sự phát triển sức mạnh của cơ và tốc độ căng cơ.

- Các bài tập với vật nặng, các bài tập phát triển tĩnh lực, động lực, các bài tập chuyên môn liên quan tới các động tác kỹ thuật chủ yếu. Bởi vì: Tốc độ (sức nhanh) là một tố chất có tính tổng hợp cho nên các bài tập tiếp sức có ý nghĩa lớn trong việc huấn luyện bóng chuyền.

- Các bài tập nhằm phát triển năng lực thể chất cho VĐV tập chuyền bóng có thể chia làm các nhóm sau:

+ Các bài tập phát triển tôc độ di chuyển.

+ Các bài tập phát triển tốc độ trả lời.

- Phát triển thể lực toàn diện, đặc biệt là thể lực chuyên môn. Do vậy bài tập lựa chọn phải được hệ thống hóa nhằm mục đích hoàn thiện kỹ thuật và phát triển thể lực chuyên môn tối ưu cho học sinh.

            1.2. Xác định các test đánh giá thể lực học sinh.

Cơ sở để chúng tôi lựa chọn các test đánh giá thể lực cho đối tượng nghiên cứu là hệ thống các test của Viện khoa học Thể dục thể thao, các test đánh giá thể lực đã được sử dụng trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện của các tác giả khác trong những công trình nghiên cứu khoa học đã được công nhận…Căn cứ vào yêu cầu cần có sự đánh giá toàn diện về trình độ thể lực của đối tượng nghiên cứu, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của trường, chúng tôi đã chọn 10 test đánh giá trình độ thể lực cho học sinh học bóng chuyền của trường THPT Chuyên Lào Cai

Đó là các test: Chạy 30m xuất phát cao (s), bật xa tại chỗ (cm), bật cao tại chỗ (cm), bật cao có đà (cm), bóp lực kế tay thuận (kg), ném bóng rổ bằng hai tay từ sau đầu ta trước (m), chạy cây thông 92m (s), chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9 (s), chạy 1500m, đứng dẻo gập thân (cm).

          2. Một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trong đội tuyển bóng chuyền

2.1 Các bài tập huấn luyện thể lực

Trên cơ sở vấn đề lý luận đã phân tích, dựa trên những cơ sở khoa học của quá trình giảng dạy, huấn luyện bóng chuyền cho học sinh và vận động viên tại các địa phương, trung tâm, tôi nhận thấy: để xây dựng hệ thống các bài tập phát triển thế lực ứng dụng trong quá trình giảng dạy, huấn luyện cho học sinh trong đội tuyển bóng chuyền trường THPT Chuyên Lào Cai cần.

- Dựa vào thời gian và chương trình giảng dạy để xây dựng hệ thống bài tập.

- Hệ thống các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có chi tiêu đánh giá cụ thể. Hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, điều kiện thực tiễn của công tác giảng dạy, huấn luyện cho học sinh trong đội tuyển.

- Hệ thống các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng phát triển toàn diện cho các bộ phận cơ thể tham gia vào hoạt động thể lực trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền.

- Việc xây dựng hệ thống các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết với đối tượng nghiên cứu.

Để thực hiện được mục đích xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 20 giáo viên, huấn luyện viên, các vận động viên thi đấu bóng chuyền.

Số phiếu phát ra: 20 phiếu; thu vào: 20phiếu.

          Bảng 1 Tổng hợp hệ thống các bài tập phát triển thể lực

TT

Bài tập

Kết quả phỏng vấn

N

n

%

Sức nhanh

1

Chạy biến tốc từ chậm đến nhanh (s)

20

19

95.%

2

Chạy theo tín hiệu, bật cao mô phỏng động tác đập bóng (lần/phút)

20

17

85.%

3

Chạy tiến - lùi theo tín hiệu

20

18

90.%

4

Nhảy dây tốc độ hai chân (lần/phút)

20

15

75.%

5

Bật một chân, hai chân tốc độ trên bục có độ cao hợp lý (lần/phút)

20

16

80.%

6

Chạy 9-3-6-3-9 (s)

20

15

75.%

7

Bật chắn bóng 3 vị trí trên lưới (lần/phút)

20

18

90.%

Sức mạnh

8

Bật nhảy hố cát (lần)

20

19

95.%

9

Bật nhảy đổi chân ở bục (lần)

20

20

100%

10

Gập - đuôi cổ tay với dây thun hoặc tạ tay (kg)

20

17

85.%

11

Nằm ngửa gập bụng (lần/phút)

20

17

85.%

12

Gập lưng nằm sấp, hai tay sau đầu (lần/phút)

20

18

90.%

Sức bền

13

Bật bục tại chỗ 60-90s (lần/phút)

20

15

75.%

14

Bật cao hai chân liên tục (lần/5 phút)

20

17

85.%

15

Bật cóc liên tục (lần/5 phút)

20

18

90.%

16

Chạy biến tốc 100m x 4 )s)

20

15

75.%

17

Chạy cây thông 92m (s)

20

18

90.%

Mềm dẻo, khéo léo

18

Chạy rẽ quạt (s)

20

18

90.%

19

Chạy ziczac qua chướng ngại vật 30m (s)

20

19

95.%

20

Các bài tập ép dẻo hai người

20

17

85.%

 

Từ kết quả phỏng vấn thu được, chúng tôi lựa chọn các bài tập với số ý kiến tán đồng từ 70% trở lên. Theo đó, số bài tập được chỉ lựa chọn bao gồm 20 bài tập ứng dụng vào mục đích phát triển thể lực cho học sinh đội tuyển (trình bày ở bảng 1)

 

2.2. Xây dựng tiến trình huấn luyện, giảng dạy và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho học sinh đội tuyển bóng chuyền.

Việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng nghiên cứu được tiến hành trong 2 giai đoạn trong chương trình giảng dạy năm học 2014 – 2015 tại trường THPT Chuyên Lào Cai.

+ Giai đoạn I: từ tháng 8 đến tháng 10/2015.

+ Giai đoạn II: từ tháng 10 đến tháng 12/2015.

Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, cùng các nội dung như nhau 20 học sinh trong đội tuyển là nhóm thực nghiệm với 20 học ở các lớp bóng chuyền 10,11.

- Mục tiêu và phương pháp tập luyện, tập trung vào việc phát triển thể lực chuyên môn bóng chuyền nhằm nâng cao hiệu quả việc luyện tập kỹ thuật và thành tích trong thi đấu bóng chuyền cho học sinh đội tuyển.

- Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của bộ môn giáo dục Thể chất trường THPT Chuyên Lào Cai,  Tôi xây dựng chương trình giảng dạy, huấn luyện phát triển thể lực cho nhóm thực nghiệm. Trong cả hai giai đoạn thực nghiệm 1 và giai đoạn thực nghiệm 2 chúng tôi lần lượt áp dụng hệ thống 20 bải tập phát triển thể lực cho nhóm học sinh trong đội tuyển thực nghiệm theo tiến trình giảng dạy đã được xây dựng.

- Thời gian tập luyện 2 tiết/1 tuần. Thời gian tập từ 100 đến – 120 phút. Tổng số giáo án dạy môn bóng chuyền ở giai đoạn 1 (8/2015 đến 10/2015) theo phân phối năm học của chương trình thực nghiệm sư phạm là 20 giáo án, giai đoạn 2 (10/2015 đến 12/2015) theo phân phối năm học của chương trình thực nghiệm sư phạm là 20 giáo án. Thời gian tập luyện căn cứ vào nội dung, chương trình môn học. Thời gian giảng dạy – huấn luyện phát triển thể lực học sinh trong đội tuyển được giáo viên quản lý chặt chẽ từng nhóm, loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến huấn luyện, chỉ còn lại sự tác động của các bài tập đến từng nhóm nghiên cứu.

- Sau khi đã xác định được chương trình thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm trên cơ sở chương trình, kế hoạch, tiến trình và giáo án giảng dạy của tổ GDTC trường THPT Chuyên Lào Cai. Để tổ chức thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, quá trình nghiên cứu được tổ chức thực nghiệm theo phương pháp thực nghiệm song song trên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Nhóm thực nghiệm tập theo hệ thống bài tập đã được xây dựng. Các bài tập được sắp xếp luân phiên tương ứng với nhiệm vụ giảng dạy,huấn luyện trong từng giáo án, đảm bảo các nguyên tắc của quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Nhóm đối chứng tập hệ thống bài tập bình thường của chương trình bóng chuyền 10, 11.

 

2.4. Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển thể lực cho đối tượng học sinh nghiên cứu thực nghiệm.

- Trước khi tiến hành quá trình thực nghiệm, chúng tôi kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cùng các nội dung như nhau với 20 học sinh học lớp bóng chuyền 10,11.

- Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm:

- Để đánh giá một cách khách quan, chúng tôi tiến hành lấy kết quả kiểm tra trước thực nghiệm cả hai nhóm. Kết quả kiểm tra ở các test lựa chọn giữa hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt đáng kể. Điều đó chứng tỏ rằng, trước khi tiến hành thực nghiệm, trình độ thể lực của 2 nhóm là đồng đều nhau (bảng 2).

 

 

Bảng 2: So sánh giá trị trung bình ở các chỉ tiêu của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nhiệm (n=20)

TT

Tên các test

NTN (A)

NĐC (B)

Ghi chú

1

Chạy 30m xuất phát cao

5’’86

5’’92

 

2

Bật xa tại chỗ (cm)

148

147

 

3

Bật cao tại chỗ (cm)

41

39

 

4

Bật cao có đà (cm)

42

41

 

5

Bóp lực kế tay thuận (kg)

16.37

16.45

 

6

Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m)

12.36

12.30

 

7

Chạy cây thông 92m (s)

28.32

28.35

 

8

Chạy 9-3-6-3-9 (s)

9.03

9.26

 

9

Chạy 1500m(s)

392.67

390.20

 

10

Đứng gập thân (cm)

20.18

20.35

 

Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm

Đánh giá thể lực của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm:

Kết quả so sánh thể lực của nhóm đối chứng trước thực nghiệm và sau giai đoạn thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3: Đánh giá thể lực nhóm đối chứng sau giai đoạn thực nghiệm so với nhóm đối chứng trước thực nghiệm  (n=20)

TT

Tên các test

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

1

Chạy 30m xuất phát cao (s)

5’’92

5’’36

2

Bật xa tại chỗ (cm)

147

149

3

Bật cao tại chỗ (cm)

39

43

4

Bật cao có đà (cm)

41

46

5

Bóp lực kế tay thuận (kg)

16.45

18.82

6

Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m)

12.30

15.64

7

Chạy cây thông 92m (s)

28.35

26.96

8

Chạy 9-3-6-3-9 (s)

9.26

8.09

9

Chạy 1500m(s)

390.20

397.80

10

Đứng gập thân (cm)

20.35

20.51

Kết quả đánh giá thể lực của nhóm đối chứng sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm có những thay đổi, cụ thể chỉ có test: chạy 30m xuất phát cao có sự tăng tiến mang ý nghĩa thống kê . Riêng thành tích chạy 1500m sau thực nghiệm còn kém hơn thực nghiệm, song sự khác biệt vẫn không có ý nghĩa thống kê.

 

Đánh giá thể lực của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm:

Kết quả kiểm tra thể lực của nhóm thực nghiệm được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4: Đánh giá thể lực thực nghiệm sau giai đoạn thực nghiệm so với nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (n=20)

TT

Tên các test

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

Ghi chú

1

Chạy 30m xuất phát cao (s)

5’’86

5’’28

 

2

Bật xa tại chỗ (cm)

148

155

 

3

Bật cao tại chỗ (cm)

41

48

 

4

Bật cao có đà (cm)

42

50

 

5

Bóp lực kế tay thuận (kg)

16.37

18.68

 

6

Ném bóng rổ bằng 2 tay từ sau đầu ra trước (m)

12.36

15.72

 

7

Chạy cây thông 92m (s)

28.32

25.18

 

8

Chạy 9-3-6-3-9 (s)

9.03

7.86

 

9

Chạy 1500m(s)

392.67

365.86

 

10

Đứng gập thân (cm)

20.18

22.02

 

Qua kết quả kiểm tra ở bảng 4 cho thấy, tất cả 10 test đều có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất.

So sánh thể lực 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm

Đánh giá về nhịp phát triển

Nếu so sánh tổng nhịp phát triển giữa 2 nhóm có thể thấy nhóm thực nghiệm có tổng nhịp phát triển sau giai đoạn thực nghiệm là 87,52%, trong khi đó nhóm đối chứng chỉ được 6.43%, nghĩa là nhóm thực nghiệm có nhịp tăng trưởng tăng hơn 12.5 lần so với nhóm đối chứng. So sánh nhịp phát triển ở 10 chỉ tiêu giữa 2 nhóm được mình họa ở biểu đồ.

    Kết quả trên cho thấy: sau quá trình thực nghiệm, trình độ thể lực của học sinh học bóng chuyền 10, 11 tập theo các bài tập hiện hành tuy cũng có cải thiện nhất định về mặt thể lực nhưng ở mức thấp và chưa đảm bảo cho sự phát triển ở mọi chỉ tiêu, nhất là về sức bền di chuyển và sức bền tốc độ. Nhóm thực nghiệm tập luyện theo hệ thống bài tập thể lực do đề tài lựa chọn có sự cải thiện rất lớn kết quả kiểm tra về tất cả các chỉ tiêu đánh giá, nhịp tăng tiến đạt mức trung bình các chỉ tiêu đánh giá cao.

            Đánh giá theo sự phân loại thế lực

So sánh kết quả xếp loại tổng hợp thể lực theo từng chỉ tiêu của hai nhóm cho thấy giữa chúng cũng có sự khác biệt rõ rệt.

- Nhóm đối chứng: xếp loại theo các chỉ tiêu tập trung ở mức trung bình trở xuống, chiếm tỷ lệ khá lớn từ 43.33% (bật cao có đà) đến 90% (đứng dẻo gập thân), hầu như không thay đổi so với trước thực nghiệm.

Nhóm thực nghiệm: xếp loại thể lực theo các chỉ tiêu có sự chuyển biến mạnh giữa các mức xếp loại: mức trung bình trở xuống chiếm 13.33% (bật cao tại chỗ) đến 56.67% (lực bóp tay thuận) so với trước thực nghiệm. Mức khá và tốt thấp nhất là 40% (bật xa tại chỗ) đến cao nhất là 86.67% (bật cao có đà).

 

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Đề tài đã lựa chọn được hệ thống 20 bài tập phát triển thể lực cho học sinh đội tuyển bóng chuyền trường THPT Chuyên Lào Cai.

- Đề tài đã xác định được hiệu quả rõ rệt của hệ thống bài tập đã lựa chọn trong việc phát triển thể lực cho học sinh đội tuyển bóng chuyền trường THPT Chuyên Lào Cai, thể hiện ở sự khác biệt về các test kiểm tra đa số và cũng như kết quả xếp loại thể lực cho đối tượng nghiên cứu.

2. Kiến nghị:

          Qua kết quả nghiên cứu mong các đồng chí Giáo viên Giáo dục thể chất tiếp tục đưa các bài tập vào trong quá trình giảng dạy để có thời gian đúc rút kinh nghiệm và khẳng định điệu quả của phương pháp huấn luyện.

          Về phía các trường THPT cần có sự nghiên cứu trang bị thêm các dụng cụ tập luyện các Giáo viên thường xuyên trao đổi kiến thức nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện.

          Do thời gian nghiên cứu có hạn, và là nghiên cứu bước đầu kinh nghiệm khả năng còn hạn chế nên tôi cũng mong nhận được sư cộng tác góp ý của các thầy cô để bổ sung cho nghiên cứu hoàn thiện hơn.

 Trân thành cảm ơn !

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1