image banner
Phụ huynh làm "ngược chiều" với nhà trường trong giáo dục đạo đức lối sống cho con mình
Một bài viết vừa được PGS. TS. Chu Cẩm Thơ - một nhà giáo dục tâm huyết - chia sẻ với mọi người, khi phát hiện ra rằng một số việc làm của phụ huynh đã "ngược chiều" với nhà trường trong giáo dục đạo đức lối sống cho con mình.
Một bài viết vừa được PGS. TS. Chu Cẩm Thơ - một nhà giáo dục tâm huyết - chia sẻ với mọi người, khi phát hiện ra rằng một số việc làm của phụ huynh đã "ngược chiều" với nhà trường trong giáo dục đạo đức lối sống cho con mình.          

                                                                                                                   

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ


Năm học mới lại bắt đầu. Năm nay, vấn đề được quan tâm nhất chắc chắn là giáo dục đạo đức, lối sống cho người học. Sự cải tổ được đặt trong phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục học sinh. 

Mới đây, tôi có tham gia một cuộc khảo sát (không hề ít người, hơn 8.000 người nhé), mới vỡ lẽ ra rằng, không chỉ là cảm nhận, không còn chỉ là hiện tượng nữa, sự thật là: rất nhiều trong chúng ta đang bỏ mặc nhà trường trong giáo dục con người, gia đình, các tổ chức xã hội mới chỉ “tham dự”, mới chỉ “quan tâm đến thành tích học tập” mà thôi. Không những không phối hợp đầy đủ với trách nhiệm rất lớn, nhiều phụ huynh còn đang làm những việc "phản giáo dục”, không thể hiện sự phối hợp cùng nhà trường. Tôi có thể liệt kê ra đây một vài điển hình:

1. Coi thường việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy định của nhà trường, của nhà nước, của truyền thống dân tộc.

Có người bảo rằng tôi nói như vậy "hơi quá”. Nhưng mà không quá tẹo nào đâu, khi thật tâm nhìn nhận lại, chúng ta sẽ thấy, "đạo đức, lối sống" không phải bài học được dạy bằng kiến thức, nó là những giá trị sẽ được thấm nhuần từ tư tưởng đến nhận ra trong những cư xử, thực hiện hàng ngày.

Hãy xem, trên mỗi chuyến xe mà người cầm lái sẵn sàng vượt đèn đỏ, sẵn sàng leo lên vỉa hè, sẵn sàng vượt/lách; rồi những hình ảnh say xỉn, bạo lực đầy rẫy; chưa kể đến nhiều người "tranh thủ" việc này việc khác miễn là không hại ai,… thì còn lâu lắm mới có những thế hệ con cái của họ biết tuân thủ pháp luật. Cơ bản, họ sẽ có thêm những thế hệ không có niềm tin vào pháp luật mà thôi. Đứa trẻ nói: "Chú Công An đứng đó để làm cho bố sợ à? Lớn lên con sẽ làm chú công an."
- Lớn lê con sẽ làm chú công an!- Lớn lê con sẽ làm chú công an!

2. Không thực hiện, rèn luyện nền nếp cho bản thân, cho con.

Hôm trước anh bạn tôi chia sẻ một kết quả khá kinh ngạc: "Trẻ em Việt Nam đang thiếu ngủ!"
Một số trẻ vì học quá nhiều, nhưng đa số lại là thức khuya xem phim, chơi trò chơi điện tử, … khiến chúng dậy muộn. 
Hình ảnh ở cổng trường mỗi buổi sớm những đứa trẻ vội vã phi vào lớp với gói xôi, ổ bánh mì vẫn lủng lẳng treo ở quai túi hay cầm trên tay chẳng hiếm nữa.
Rồi trong lớp học, chúng ngáp,
Rồi ở nhà, chúng ăn uống, làm việc không giờ giấc, …
Tôi luôn nhớ buổi họp phụ huynh cách đây 5 năm, con gái tôi, một học sinh lớp 1 chỉ có ý kiến với các bác phụ huynh là: "Các bác đừng cho các bạn ăn trước cổng trường nữa."
Và tôi nhớ nền nếp của việc ăn ngủ đối với trẻ lớp 1 là quan trọng nhất, nó được nhắc đi nhắc lại ở những sổ tay cho cha mẹ:
- Hãy ngủ trước 22h00
- Hãy dậy lúc 6h00
- Hãy ăn sáng đầy đủ
- Hãy làm việc theo thời gian biểu.
Ăn vội để tiếp tục đi học thêm Ăn vội để tiếp tục đi học thêm

3. Lười tập thể dục, lười tham gia thể thao

Vẫn là anh bạn tôi chia sẻ: tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì, suy nhược thể chất đang tăng. Như thế đâu đã hết, các nghiên cứu tâm sinh lí đều nói: yếu thể chất tất sẽ yếu về sức khỏe tâm lí. Dù là ở nông thôn hay thành phố, thì hiện trạng các cha mẹ không dành thời gian và sự quan tâm thích đáng trong rèn luyện thể dục, thể thao vẫn đang phổ biến. Thế nên giải trí của trẻ, thời gian rảnh (ngoài việc học) của trẻ chỉ dành cho tivi, cho máy tính bảng, cho điện thoại thông minh, …
Trong lúc tập thể dục, trong lúc chơi thể thao con người mới được toát mồ hôi, mới được sự dẻo dai, mới được tinh thần "fairplay", hợp tác, … hay đơn giản là tăng cường thể lực. Chúng ta cứ đổ lỗi rằng nhà trường ngày nay toàn bắt trẻ học đến cận thị, nào đâu biết rằng, trẻ thường cận vì ở nhà xem tivi, ở trong bóng tối (thiếu ánh sáng tự nhiên), không được phóng tầm mắt ra xa.
Nhiều trẻ em nghiện các thiết bị công nghệ Nhiều trẻ em nghiện các thiết bị công nghệ

4. Không tôn trọng cộng đồng

Chúng ta mong ước gì hơn xã hội văn minh, hạnh phúc. Thế nhưng nhiều gia đình cứ làm ngược lại bằng cách người lớn có thái độ, hành xử không tôn trọng cộng đồng. 
Chúng ta sẽ để ý thấy ngày càng nhiều cha mẹ không tuân thủ những quy định chung, nhỏ nhất là vứt rác, là làm việc công ích rồi đến thể hiện truyền thống văn hóa, hoặc tôn trọng người xung quanh. Trong khảo sát của chúng tôi, không ít phụ huynh còn chưa thấy rõ cộng đồng chính là môi trường giáo dục con người, là nơi mầm cây tâm hồn lớn lên. 

Tệ hại hơn, vì sự tham gia thiếu thực chất, thiếu tôn trọng, mà một số cộng đồng, tổ chức xã hội tuy tồn tại nhưng lại chẳng hề có ảnh hưởng tích cực, bởi họ chỉ còn hình thức và ít được tôn trọng. Từ đây, những nhận định về tính xã hội của học sinh, của những người trẻ càng ngày càng ít. Vậy làm sao chúng ta có được một sự văn minh.
Chào hỏi là một hành vi tôn trọng cộng đồngChào hỏi là một hành vi tôn trọng cộng đồng

5. Nghèo nàn ước mơ, coi thường lý tưởng

Rất nhiều phụ huynh dập ngay những ý tưởng thể hiện ước mơ, lý tưởng của tụi nhỏ. Họ sẽ răn dạy, sẽ cố gắng phân tích rằng nó là viển vông.
Họ đâu biết rằng, tương lai của con cái họ sẽ không thể trùng khớp với những gì họ đã trải qua hoặc dự đoán. Mặt khác, ước mơ, lý tưởng không phải sẽ trở thành cái vật chất để sờ mó. Đối với người trẻ nó có vai trò quan trọng hơn nhiều, vì nó là thành tố trong "động cơ", "xúc cảm" – hai trong số những thành tố của năng lực con người. Ngay cả khi thành thạo kiến thức, kĩ năng, thì việc có ước mơ, có lý tưởng cũng giống như chúng ta có đôi cánh, sẽ giúp chúng ta bay đến mục tiêu, hoặc có thể nhìn xa, sẽ biết chọn con đường đi khác.
Một số phụ huynh ép con chọn nghề theo ý mìnhMột số phụ huynh ép con chọn nghề theo ý mình
Đứa trẻ không lớn lên thành người bằng lời răn dạy sách vở mà là từ hành động của người lớn mỗi ngày. Trước tiên ở gia đình, sau đó mới đến nhà trường, đến xã hội. Vì thế, nếu phụ huynh thực hiện những hành vi thể hiện sự thiếu phối hợp với nhà trường thì chắc chắn con của chúng ta sẽ thành cái máy học, dù có được thành tích, thì vẫn cứ bơ vơ trên con đường thành Người.

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ
(Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)
Theo bigschool
Chu Thanh Hà ( St)
Tin tức mới nhất

Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1